Ngay trong ngày đầu vận hành, hệ thống mới đã xử lý hơn 1 triệu lệnh, vượt quá năng lực của hệ thống cũ. Trái với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, giá trị giao dịch tại HoSE không tăng lên mà lại giảm đi sau khi lắp đặt hệ thống phần mềm của FPT.
Thanh khoản khớp lệnh đạt hơn 763 triệu đơn vị, tương đương giá trị 25.800 tỷ đồng. Ngày hôm sau, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao với 762 triệu đơn vị, tương đương 26.800 tỷ đồng.
Trong khoảng 3-4 phiên gần đây, VN-Index chỉ lình xình quanh mốc 1.300 điểm, dòng tiền vào HOSE đã giảm xuống dưới 20.000 tỷ/phiên. Ngày 15-16/7, giá trị khớp lệnh chỉ còn chưa đầy 14.000 tỷ. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, giá trị giao dịch (khớp lệnh và thỏa thuận) bình quân tại HOSE đạt hơn 22.600 tỷ đồng/phiên, vẫn là mức tương đối cao so với năm ngoái nhưng đã hạ nhiệt đáng kể so với tháng 6. Nếu duy trì thanh khoản như hai tuần qua thì tháng 7 sẽ là lần đầu tiên giá trị giao dịch trung bình đi xuống sau 4 tháng tăng liên tiếp.
Thanh khoản giảm sút sau khi HOSE có hệ thống mới cho thấy năng lực kỹ thuật của hệ thống chỉ là một trong nhiều nhân tố tác động đến hoạt động giao dịch của nhà đầu tư. Nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng như diễn biến tăng/giảm của giá cổ phiếu, dòng tiền chảy vào các thị trường khác, triển vọng chứng khoán – vĩ mô thời gian tới, … Giá trị giao dịch không vọt lên 30.000 hay 40.000 tỷ đồng mỗi phiên như nhiều người kỳ vọng, giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng phần nào hạ nhiệt. Đa số giảm so với một tháng trước. Một số mã tăng nóng như EVS, PHS, CSI đều có vốn hóa rất nhỏ, ít giao dịch.
Chứng khoán SSI cho rằng việc VN-Index duy trì nhịp hồi phục từ vùng hỗ trợ 1.286 – 1.261 đi kèm với thanh khoản xuống thấp là dấu hiệu điển hình cho một giai đoạn tích luỹ. Lực cầu bắt đáy giá thấp hiện tại vẫn đang còn yếu nên nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục đi ngang kèm với thanh khoản thấp đồng thời hình thành một nền tích luỹ đủ mạnh trước khi quay trở lại xu hướng tăng. Ngoài ra, tín hiệu để nhận biết VN-Index quay trở lại xu hướng tăng là khi chỉ số này vượt vùng kháng cự 1.340 điểm kèm khối lượng giao dịch đi lên tiệm cận đường trung bình 50 ngày (MA50). Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá xu hướng thị trường bắt đầu hồi phục nhưng chưa lan tỏa rộng, vì vậy nhà đầu tư có thể giải ngân nhẹ hoặc lướt sóng những cổ phiếu trong tài khoản của mình để giảm rủi ro, đồng thời chờ thị trường lấy lại cân bằng để tiếp tục xu hướng.
Số liệu vừa công bố của Trung tâm Lưu ký cho biết, trong tháng 6 đầu năm, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 140.054 tài khoản. Đây là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử mới. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 619.911 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020 – năm thị trường đã lập kỷ lục lịch sử về số tài khoản cá nhân mới. Tính đến cuối tháng 6/2021, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán hơn 3,35 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 3% dân số, theo ông Trung, mục tiêu 5% dân số sẽ sớm hy vọng đạt được trước năm 2025. Nếu so với các thị trườn trong khu vực, tỷ lệ trên ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, như ở Trung Quốc là 12% dân số, Hàn Quốc 10 – 15% dân số, Nhật Bản 15%, Mỹ là 30%. Mục tiêu của cơ quan quản lý, cũng như các thành viên thị trường là thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia và đưa kênh đầu tư chứng khoán gần gũi hơn với người dân.
Điển hình trong phiên sáng 14/7, dù có lúc chỉ số giảm gần 20 điểm, xuống 1.280, nhưng vẫn có 125 cổ phiếu tăng, có cổ phiếu trần, 50 cổ phiếu đứng giá. Tức thị trường giảm không có nghĩa tất cả cổ phiếu giảm, các ngưỡng chỉ định hình về mặt tâm lý. Nếu trong tài khoản cổ phiếu tăng trưởng nhiều, đang sử dụng margin nhiều, lúc này chắc chắn phải giảm margin, thậm chí trả hết margin, đề phòng thị trường tiếp tục xuống thì mình vẫn bảo vệ được thành quả. Còn với danh mục full cổ phiếu nhưng không vay, thì nhà đầu tư cũng không nên lo lắng. Trường hợp tỷ lệ tiền và cổ phiếu 50-50 thì độ lo lắng giảm bớt, nhưng sẽ khiến nhà đầu tư có phần cân nhắc việc mua – bán. Còn với nhà đầu tư đang 100% tiền mặt thì độ tự tin của họ rất cao, sẽ tìm kiếm cơ hội để mua vào.
Tĩnh Kiên