Dự báo nhu cầu đất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021 và năm 2022 nhờ dòng vốn FDI mở rộng sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ.
Bộ Công thương cho biết, doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng kép, ước tính đạt 52 tỷ USD trong giai đoạn 2020 – 2025.
Do đó, sự tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử được dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu kho bãi thêm 350.000 m2 với doanh thu khoảng 25 – 27 tỷ USD đến năm 2025 cho Việt Nam.VNDirect cũng cho rằng, giá thuê đất tiếp tục tăng cao có thể làm mất lợi thế chi phí hoạt động thấp của Việt Nam. Tại Việt Nam, lương công nhân cũng thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Malaysia. Trong khi đó, chỉ có Indonesia có mức giá điện thấp hơn so với Việt Nam.
Với nhu cầu tăng cao, VNDirect cho rằng giá cho thuê sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối 2021 và 2022, đặc biệt là đối với các KCN ở khu vực trung tâm, do nguồn cung thiếu hụt. Về nguồn cung, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã thành lập mới 25 KCN, bổ sung 7.300 ha diện tích đất công nghiệp, mức tăng diện tích đất cao nhất kể từ năm 2015. Lũy kế đến tháng 5/2021, Việt Nam có 286 KCN với 57.300 ha đất công nghiệp đang hoạt động, 108 KCN với 23.600 ha đang xây dựng, giúp đảm bảo nguồn cung trong tương lai. Trong giai đoạn 2021 – 2022, thị trường phía Nam dự kiến đón nhận nguồn cung hơn 5.000 ha. Cơ sở hạ tầng khu vực này đang được đẩy mạnh với 11 dự án thành phần Cao tốc Bắc Nam, Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và giai đoạn một Sân bay quốc tế Long Thành. Riêng tại Long An, sự xuất hiện của Alibaba, GS Energy dự kiến sẽ giúp cho thị trường KCN tại đây sôi động trong thời gian tới. Hồi đầu năm 2021, địa phương này đã đề xuất phát triển khu siêu kinh tế 32.000 ha lớn nhất ở miền Nam. Bên cạnh đó, các KCN tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng sẽ hưởng lợi cơ sở hạ tầng với dự án Cảng Cái Mép – Thị Vải và Sân bay quốc tế Long Thành.
Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), gần 47% doanh nghiệp Nhật Bản đang có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong 1 – 2 năm tới. LG Electronics, Intel, Mitsubishi Motors, và Ford cũng đã thông báo kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ trong nước cũng được hưởng lợi từ làn sóng FDI và dự kiến mở rộng sản xuất như O.N Vina, một đối tác của Samsung. Trong 5 tháng đầu năm, diện tích đất công nghiệp cho thuê là 700 ha, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cầu tiếp tục vượt cung mới, kéo theo tỷ lệ lấp đầy tăng 1,6% so với cuối năm 2020 lên thành 71,8%. Một lợi thế khác của thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam là chi phí hoạt động thấp. Trong quý I/2021, mặc dù giá thuê đất đạt ngưỡng 108 USD/m2/kỳ thuê, song đây vẫn chỉ là mức thấp thứ hai trong khu vực, chỉ cao hơn Myanmar.
Sự tham gia của Foxconn, OPPO sẽ giúp thu hút nhiều nhà cung cấp/nhà thầu phụ, mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệp định EVFTA cũng là động lực thúc đẩy đầu tư sản xuất tới Việt Nam, giúp duy trì dòng vốn FDI trong các năm tới.
Cương Nguyễn