Lạm phát cao là tin không mấy tốt lành cho các nhà quản lý quỹ. Lạm phát làm giảm sức mua của tài sản có thu nhập cố định như trái phiếu. Lạm phát làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, (ví dụ như lương nhân công cao hơn), do đó làm giảm biên lợi nhuận và giảm lợi nhuận sau cùng cho các nhà đầu tư cổ phiếu. Lạm phát cao chỉ có lợi cho kim loại quý như vàng, vì vàng hay có xu hướng tăng giá cùng lạm phát.
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 0,87%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân quý II tăng 0,45% so với quý trước và tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá vàng tháng 6/2021 tăng 1,12% so với tháng trước; tăng 0,23% so với tháng 12/2020 và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2021 giảm 0,3% so với tháng trước; giảm 0,32% so với tháng 12/2020 và giảm 0,87% so với cùng kỳ năm 2020.
Lạm phát cao hơn dẫn đến kỳ vọng về lãi suất cao hơn ở thị trường phát triển (tác động gián tiếp bên trên), dẫn đến một số quan ngại và rủi ro cho với các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Lãi suất của thị trường phát triển tăng thường sẽ làm tăng chi phí cơ hội cho việc đầu tư vào các thị trường mới nổi. Điều này có thể kích thích dòng vốn đầu tư chảy ngược từ thị trường mới nổi quay lại thị trường phát triển (ví dụ như “taper tantrum” của năm 2013 mà hiện tại theo các chuyên gia vẫn lạc quan là sẽ không lặp lại ). Dòng vốn chảy ra có thể gây khó khăn cho Việt Nam, khi mà sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày một lớn, tạo thanh khoản tốt cho thị trường. Tác động gián tiếp là lạm phát buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để chống lạm phát leo thang. Lãi suất cao hơn tự động làm giá trái phiếu giảm, và lãi suất cũng góp phần kìm hãm tăng trưởng kinh tế, đây cũng là một tin xấu đối với cổ phiếu.
Kể từ tháng 3 năm 2020, chính phủ và ngân hàng trung ương Mỹ và Liên Minh Châu Âu đã ban hành các chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ kinh tế bị suy thoái bởi dịch bệnh Covid-19. Ví dụ, chính phủ Mỹ đã bơm tổng cộng 5,5 ngàn tỷ USD, tương đương 26% GDP năm 2020. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (“EU”) đã thông qua Quỹ Phục Hồi trị giá 750 tỷ EUR, quỹ kích cầu khu vực đầu tiên trong lịch sử của EU.
Đợt bơm tiền này đã làm dấy lên lo ngại cho các nhà quản lý đầu tư về lạm phát ở các thị trường phát triển. Số liệu của Google Trends cho thấy lạm phát của Mỹ đã trở thành một chủ đề nóng – số lượt tìm kiếm liên quan đến “lạm phát” lên cao nhất kể từ Google ra đời!
Cương Nguyễn