Trước tình trạng nền kinh tế suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc các quốc gia phát triển phản ứng nhanh chóng với chính sách tiền tệ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc vực dậy dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển coi việc hội nhập thị trường vốn là một cơ hội để tiếp cận ngày càng nhiều hơn với nguồn tài chính tư nhân nước ngoài. Những nguồn tài chính này sẽ được dùng để tài trợ cho những khoản đầu tư trong nước và chi tiêu công. Tuy nhiên, việc này có thể làm phát sinh một số mâu thuẫn đáng lo ngại.
Khi tham gia và tiếp xúc nhiều hơn với thị trường tài chính toàn cầu, hầu hết các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ không có khả năng thực hiện các khoản chi tiêu lớn như vậy. Với những áp lực như vậy nên nhu cầu mở rộng các nguồn tài chính cần thiết bị giảm xuống. Kể cả khi việc chi tiêu cho các vấn đề vĩ mô có cấp thiết đến đâu đi chăng nữa, như biến đổi khí hậu, thì cũng đều bị bỏ qua.
Dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi tăng lên trong giai đoạn đại dịch Covid-19 tạo ra ngày càng nhiều mâu thuận tại các nước đang phát triển. Cụ thể, nhiều thị trường mới nổi đã và đang phải đối mặt với các khoản nợ ngày càng gia tăng do những quốc gia này đi vay nhiều hơn. Khu vực tư nhân ở các quốc gia thu nhập thấp sẽ phải gánh nhiều nợ hơn so với khu vực công. Nếu tình hình trở nên khó khăn hơn, Chính phủ ở những quốc gia này sẽ phải đứng ra đảm bảo các khoản vay đó. Một quốc gia có thể không phải lúc nào cũng được hưởng lợi từ sự chênh lệch của 2 dòng tiền trong tài khoản vốn, bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra. Ví dụ như Malaysia, dòng vốn ra của quốc gia này nhìn chung đã vượt quá dòng vốn đổ vào trong vòng 10 năm. Nghĩa là các khoản tiết kiệm của nước này phần lớn đã chuyển ra nước ngoài. Với sự biến động của các dòng tiền này, kết hợp với tâm lý của các nhà hoạch định chính sách dẫn đến việc họ sẽ quyết định bảo hiểm các dòng tiền thông qua dự trữ số lượng lớn ngoại hối.
Giá trị của các khoản dự trữ ngoại hối là cực kỳ lớn, bởi vì các quốc gia thường dự trữ những khoản này dưới dạng các tài sản an toàn với tỷ suất sinh lời thấp, ví dụ như tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ. Điều này sẽ làm tăng thêm vấn đề về sự chuyển dịch của cải giữa các nền kinh tế mới nổi với các nước phát triển. Hơn nữa, khi tổng tài sản nước ngoài của các nền kinh tế mới nổi ít hơn các khoản nợ nước ngoài phải trả ở những quốc gia này, sẽ khiến cho một lượng lớn nguồn tiền của các quốc gia đang phát triển dịch chuyển ra nước ngoài.
Không phải nền kinh tế mới nổi nào cũng sẽ được gộp chung vào một nhóm với nhau. Như Trung Quốc là một ngoại lệ, quốc gia này không chỉ vượt trội hơn những quốc gia mới nổi khác về quy mô hay sức mạnh kinh tế, mà còn về khả năng kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, một số quốc gia khác như Ba Lan hay Philippines đã tận dụng dư địa tài chính dồi dào và vị thế mạnh mẽ của cán cân thanh toán để thúc đẩy quá trình khôi phục kinh tế.
Khi các khoản nợ bằng nội tệ do người nước ngoài nắm giữ cũng không đảm bảo được sự ổn định. Bởi nếu như nhận thức của những nhà đầu tư thay đổi thì sẽ dẫn đến việc bán tháo và đảo chiều dòng vốn. Hệ quả là đồng nội tệ sẽ mất giá và gây ra khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng trong nước. Theo dữ liệu của Viện Tài chính Quốc tế, tổng số vốn đổ vào các thị trường mới nổi đã giảm 13% vào năm 2020, xuống còn 313 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này lại không thể hiện những thay đổi chi tiết của từng tháng, ví dụ như sự sụt giảm dòng vốn vào tháng 3/2020 và xu hướng hồi phục trong tháng 4, hay là những biến động đáng kể ở các tháng sau đó. Các dòng vốn đầu tư này vẫn tương đối ổn định cho đến khoảng giữa năm 2021, ở mức 45,5 tỷ USD vào tháng 4 và 13,8 tỷ USD vào tháng 5. Những dòng vốn này chủ yếu chi cho chứng khoán nợ của các thị trường mới nổi. Kết quả là, trong quý 1/ 2021, khoản nợ của các nền kinh tế thị trường mới nổi đã tăng thêm 600 tỷ USD, đưa mức nợ của khu vực này đạt ngưỡng 86 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, tổng nợ toàn cầu giảm 1,7 nghìn tỷ USD xuống còn 289 nghìn tỷ USD.