Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, hơn 3 tháng qua hệ thống giao dịch HOSE thường xuyên diễn ra tình trạng đơ, nghẽn lệnh chứng khoán là do năng lực quản trị điều hành yếu kém. Tại sao Sàn chứng khoán ở các nước gặp lỗi Giám đốc phải từ chức, phạt tiền còn Nước ta…?
Mới đây, trong bối cảnh thị trường chứng khoán vô cùng hưng phấn những ngày qua, dòng tiền lớn liên tục đổ vào đã khiến hệ thống giao dịch của sàn HOSE quá tải trong phiên giao dịch sáng 1-6. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống chung, HOSE đã xin ý kiến Ủy ban chứng khoán và được chấp thuận ngừng giao dịch phiên buổi chiều. Theo đó, HOSE lấy giá giá khớp lệnh cuối cùng trong buổi sáng làm giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 1-6.
Quyết định của HOSE làm cho các nhà đầu tư hoang mang, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Những người chưa kịp mua bán hay chốt lãi tỏ ra vô cùng bức xúc.
Nhà đầu tư vẫn gánh chịu mọi khoản phí
Nhà đầu tư là người gánh chịu cuối cùng của đủ mọi khoản phí dịch vụ, cần được đối xử như một khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ tắc trách thì cần có lời xin lỗi và một cam kết bồi thường hợp lý. Đây là mối quan hệ giữa khách hàng nhà cung cấp cơ bản ở mọi nền kinh tế thị trường.
Nhà đầu tư tại Việt Nam nếu kiện hoặc thương lượng đòi bồi thường tổn thất thì công ty chứng khoán phải trực tiếp làm việc với họ. Sau đó, công ty chứng khoán sẽ tính toán lại những tổn thất với sở giao dịch vì vấn đề xuất phát ở phía sở. Sở giao dịch cung cấp dịch vụ cho công ty chứng khoán còn các công ty cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư.
Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, hơn 3 tháng qua hệ thống giao dịch HOSE thường xuyên diễn ra tình trạng đơ, nghẽn lệnh chứng khoán là do năng lực quản trị điều hành yếu kém.
Thị trường Việt Nam có nhiều yếu tố khác với các nước khác, nhưng cũng không thể tránh khỏi lý lẽ bên cung cấp dịch vụ phải bồi thường tổn thất nhất định cho nhà đầu tư. Đây là vấn đề cơ bản trong quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ với khách hàng. Ai bồi thường cho ai thì phải làm rõ ai là khách hàng của ai. Trong trường hợp HoSE nghẽn lệnh kéo dài, cách hành xử hợp lý là phải xác định rõ trách nhiệm của sở giao dịch này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công ty chứng khoán với nhà đầu tư.
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) gửi văn bản đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) các đề xuất để “trái tim” thị trường chứng khoán không còn bị tổn thương.
Điều này thể hiện năng lực quản trị điều hành HOSE rất yếu kém, đã 20 năm vận hành hệ thống giao dịch mà không làm chủ được công nghệ vận hành. Sự yếu kém này không phải bây giờ mới lộ rõ mà trong mấy năm qua đã có vài trường hợp nghiêm trọng bị lỗi sàn chứng khoán nhưng sau đó không có các giải pháp khắc phục hữu hiệu.
Nếu HoSE ở nước ngoài đã thay chức danh?
Kết quả cuộc thăm dò kinh doanh hàng quý (Tankan) do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thực hiện – một trong những số liệu kinh tế được theo dõi nhất đất nước mặt trời mọc – cũng được công bố 10 phút trước thời điểm mà lẽ ra thị trường phải mở cửa. Ông Koichiro Miyahara – Tổng Giám đốc của TSE nói trong cuộc họp báo cùng ngày ở Tokyo: “Chúng tôi đã gây ra nhiều phiền toái cho các thành viên thị trường, nhà đầu tư và các doanh nghiệp niêm yết. Chúng tôi sẽ làm việc hết sức để ngăn sự cố tái diễn”. Cơ quan Giám sát Tài chính Nhật Bản (FSA) nói trong một thông cáo: “Việc sàn Tokyo phải đóng cửa nguyên một ngày đã làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin của nhà đầu tư”, đồng thời yêu cầu TSE phải làm rõ trách nhiệm. Người đứng đầu TSE thẳng thắn nhận lỗi về mình, không đổ lỗi cho công ty thiết kế hệ thống là Fujitsu và không yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Miyahara cho rằng Fujitsu nên cảm thấy có “trách nhiệm to lớn” trong vụ việc. Ngày hôm sau, 2/10, TSE mở cửa trở lại và giao dịch diễn ra suôn sẻ. Ngày 30/11/2020, ông Miyahara từ chức Tổng Giám đốc TSE. Ông Akira Kiyota – Tổng Giám đốc công ty mẹ của TSE đã kiêm nhiệm chức vụ mà ông Miyahara để lại.
Theo Reuters, bản thân ông Kiyota bị trừ 50% lương trong 4 tháng, hai lãnh đạo khác cũng bị trừ 20% và 10% lương.
Vào năm 2012, Nasdaq bị chỉ trích nặng nề vì để xảy ra hàng loạt vấn đề trong ngày IPO của Facebook. Thời điểm bắt đầu giao dịch chậm 30 phút mà không có thông báo trước, nhiều nhà đầu tư đặt lệnh hợp lệ nhưng không được khớp, nhiều người khớp mua với giá cao hơn giá đặt, … Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phạt Nasdaq 10 triệu USD vì “hệ thống lởm và ra quyết định yếu kém” trong vụ IPO Facebook. Ngày 24/8/2015, NYSE tạm ngừng giao dịch toàn thị trường không đúng quy định. Về sau, NYSE bị SEC cáo buộc đã lạm quyền và xử phạt 14 triệu USD.
Sự yếu kém năng lực quản trị HOSE còn thể hiện khi Dự án làm hệ thống giao dịch mới triển khai từ 2012 nhưng đến nay vẫn chưa xong và không biết chắc chắn rằng bao giờ mới hoàn thành. Gần 10 năm trời mà không hoàn thành 1 dự án phần mềm không có gì là phức tạp lắm trong khi thông thường chỉ mất vài năm. Không chỉ về quản lý công nghệ, mà nhiều hoạt động của HOSE cũng rất yếu kém, chẳng hạn như khâu giám sát thị trường khi nhiều cổ phiếu kém chất lượng, có tình trạng lừa đảo, thao túng ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều cổ phiếu rác, cổ phiếu lừa đảo…
Trong khi các sự cố ở Mỹ, Nhật, Ấn Độ như nhắc đến ở trên được khắc phục sau vài phút, vài giờ hay quá lắm là vài ngày thì ở Việt Nam, thời gian phải đo bằng tháng mà vẫn chưa xử lý xong. Các lãnh đạo HOSE cũng chưa một lần lên tiếng chịu trách nhiệm hay xin lỗi nhà đầu tư.
Kiên Cương