Với doanh nghiệp bất động sản, hàng tồn luôn là hạng mục quan trọng và nếu nằm ngoài chiến lược kinh doanh thì rất có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề đến dòng tiền của doanh nghiệp. Hàng tồn trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và nền kinh tế và cho cả nhân viên kinh doanh.
Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thể đưa sản phẩm ra thị trường. Bất động sản dở dang của doanh nghiệp còn có phần do Covid-19 làm tiến độ dự án chậm lại, một số dự án do chủ đầu tư tài chính yếu kém.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, trong quý I/2021 ghi nhận doanh thu đạt 2.954 tỷ đồng, lãi ròng đạt 531 tỷ đồng, nhưng hàng tồn ghi nhận hơn 10.148,6 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số 10.251,6 tỷ đồng vào cuối năm 2020 và chiếm gần 52% tổng tài sản ngắn hạn. Đất Xanh có lượng hàng tồn lớn do việc chậm hoàn thành thủ tục pháp lý để ghi nhận khối lượng lớn bất động sản dở dang thành thành phẩm.
Công ty Novaland cũng ghi nhận giá trị tồn kho khoảng 90.042 tỷ đồng, nhưng lượng tồn kho này chủ yếu là chi phí tiền sử dụng đất, chi phí tư vấn thiết kế, chi phí xây dựng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến dự án đang xây dựng.
Như trường hợp Công ty cổ phần Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân bị ứ đọng vốn khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng đóng lại, dẫn đến một loạt dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp này không thể triển khai. Tính tới cuối quý I/2021, giá trị hàng tồn kho của Địa ốc Hoàng Quân là 531,2 tỷ đồng, chủ yếu là các sản phẩm bất động sản kinh doanh dang dở từ các dự án nhà ở xã hội.
Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp, phân tích số liệu về nguồn cung bất động sản và lượng giao dịch bất động sản trong quý I/2021, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa giao dịch ước tính khoảng 3.300 căn hộ (năm 2020 tồn gần 9.000 căn). Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản trong quý I/2021 tốt hơn so với cùng kỳ năm 2020 và quý IV/2020.
Về lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng, quý I/2021 có 25.386 giao dịch thành công; tổng lượng giao dịch giảm, chỉ bằng khoảng 86% so với quý IV/2020. Riêng tại Hà Nội có 5.571 giao dịch thành công, tại TP. Hồ Chí Minh có 3.449 giao dịch thành công. Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp, phân tích số liệu về nguồn cung BĐS và lượng giao dịch BĐS trong quý I/2021 cho thấy, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa giao dịch ước tính khoảng 3.300 căn hộ (năm 2020 tồn gần 9.000 căn). Điều này cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường BĐS trong quý I/2021 tốt hơn so với cùng kỳ năm 2020 và quý IV/2020. Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường, trong khi tỷ lệ hấp thụ BĐS nhà ở dần được cải thiện, lượng giao dịch và khả năng hấp thụ đối với BĐS du lịch, nghỉ dưỡng hạn chế. Tỷ lệ giao dịch bình quân trong quý I/2021 chỉ đạt khoảng 30%. Các dự án có hồ sơ pháp lý đầy đủ, bảo đảm tiến độ, thông tin minh bạch của một số chủ đầu tư lớn có uy tín có tỷ lệ giao dịch cao hơn. Số lượng hàng tồn kho vẫn khá cao, giá trị tồn kho của các doanh nghiệp này tính đến hết quý I/2021 không biến động nhiều so với thời điểm đầu năm. Việc chậm hoàn thành thủ tục pháp lý để ghi nhận khối lượng lớn bất động sản dở dang đang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng ứ đọng vốn.
Nhưng giá trị lượng hàng tồn kho của một số doanh nghiệp BĐS khá cao, cho thấy số lượng hàng tồn kho trong báo cáo của Bộ Xây dựng chưa phản ánh hết thực tế của thị trường.
Kiên Cương