Vài tuần gần đây với mỗi phiên giao dịch đều ở ngưỡng 21.000 – 23.000 tỷ đồng trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE, Nghẽn lệnh xuất hiện trở lại trong những phiên gần đây làm cho giới đầu tư khó chịu.
Tình trạng nghẽn lệnh đa số xuất hiện trước khi bước vào phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) khoảng 5 -10 phút, nên không quá ảnh hưởng đến giao dịch. Ghi nhận cảm xúc của các nhà đầu tư cá nhân khi đối diện với 2 phiên nghẽn lệnh cuối tuần trước khá bình thản. Tuy nhiên, thêm 2 phiên nghẽn lệnh đầu tuần này, nhà đầu tư bắt đầu thận trọng hơn trước tình trạng nghẽn lệnh. Thực tế thanh khoản 21.000 – 23.000 tỷ đồng không chỉ xuất hiện ở các phiên nghẽn lệnh, mà trong 2 tuần liên tiếp thanh khoản đã duy trì ở vùng cao này, nhưng không hiểu sao hiện tượng nghẽn lệnh bất ngờ xuất hiện trở lại trong 4 phiên liên tiếp gần đây.
phiên đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng lớn đến việc nghẽn lệnh, thậm chí các sản phẩm chứng quyền cũng bị hạn chế cấp phép mới giai đoạn sau Tết đến nay nhằm giảm thiểu số lệnh vào hệ thống. Cũng dễ dự đoán tình trạng nghẽn lệnh sẽ tái xuất hiện khi sự tham gia của nhà đầu tư trên thị trường tăng rất nhanh. Cụ thể, tháng 3 và tháng 4, số lượng khoản mở mới đều ở ngưỡng 100.000 tài khoản (tháng 3 là 113.000 tài khoản). Sự tham gia của những nhà đầu tư mới giúp thanh khoản thị trường tiếp tục tăng. Trong tháng 4/2021, không những chỉ số VN-Index lập đỉnh lịch sử, mà thanh khoản trên HOSE cũng ghi nhận mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 18.347 tỷ đồng, tăng 18,68% so với tháng trước và tăng 47,41% so với cuối năm 2020.
Có được con số này một phần cũng nhờ giải pháp kỹ thuật từ HOSE, giúp tăng năng lực xử lý tạm thời của hệ thống. Sau phiên 12/4, thị trường có thể hoạt động thông suốt với thanh khoản sàn HOSE đạt tới 20.000 tỷ đồng, so với “ngưỡng nghẽn lệnh” 14.000 – 15.000 tỷ đầu năm. Dường như giải pháp tạm thời này cũng đã tới ngưỡng mới và chưa rõ giải pháp tình thế tiếp theo sẽ duy trì được tình trạng thông suốt tới bao lâu.
Bắt đầu tư phiên đáo hạn phái sinh (20/5) đến nay, khi thanh khoản các phiên trên dưới 23.000 tỷ đồng/phiên, giao dịch trên HOSE tái xuất hiện hiện tượng đơ, nghẽn lệnh/lệnh chập chờn trong phiên chiều. Trước tình trạng thanh khoản tăng cao, ở nhiều diễn đàn chia sẻ thông tin đã sớm tính toán số lệnh và đo sức mạnh dòng tiền ào ạt vào thị trường, từ đó có dự báo sẽ xuất hiện nghẽn lệnh trong 2 phiên đầu tuần này và điều này đã diễn ra, thậm chí cả trong phiên hôm qua (25/5) khi thanh khoản chỉ hơn 21.000 tỷ đồng.
Kết thúc phiên 25/5, VN-Index đã có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp, đóng cửa trên mốc 1.300 điểm. Cụ thể, VN-Index đóng cửa phiên 25/5 tăng 10,6 điểm (0,82%) lên 1.308,58 điểm, thanh khoản trên HOSE (cả khớp lệnh và thoả thuận) ghi nhận hơn 21.246 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy, nhà đầu tư có sự thận trọng hơn ở vùng giá cao nên không giải ngân mạnh như các phiên trước đó.
kiên Cương