Một số công ty chứng khoán bắt đầu có động thái siết chặt tài khoản margin, hạn chế cho vay, thậm chí cắt hẳn margin với khách hàng. Cùng lúc, trên thị trường bất động sản, thông tin về siết tín dụng cũng gây hoang mang cho không ít nhà đầu tư. Dư nợ cho vay bất động sản và chứng khoán của ngân hàng vẫn đang trong phạm vi cho phép, không có căn cứ để siết chặt thêm.
Trên thực tế, việc người dân mua nhà để ở hay đầu cơ là rất khó tách bạch, song việc cho vay cá nhân sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Hơn nữa, dù dư nợ tín dụng bất động sản tăng cao, nhưng khi ngân hàng vẫn đáp ứng đầy đủ quy chuẩn về quản lý rủi ro, thì NHNN không thể tùy tiện siết chặt. Về chứng khoán, tính đến hết quý I/2021, tổng dư nợ cho vay chứng khoán của các ngân hàng thương mại mới đạt 45.000 tỷ đồng, tức chỉ chiếm 0,5% tổng dư nợ toàn hệ thống. Ngoài ra, tại hầu hết ngân hàng thương mại, tổng dư nợ cho vay chứng khoán đều dưới 1% vốn điều lệ, còn xa mức trần 5% vốn điều lệ mà NHNN quy định.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và hạn chế rủi ro. Trong đó, tín dụng bất động sản phải kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn; cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản. Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM đang tăng cường kiểm soát cho vay lĩnh vực này để hạn chế rủi ro. 4 tháng qua, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng tại TPHCM được gần 2.930.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt hơn 2.600.000 tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm trước. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 54% tổng dư nợ, tăng hơn 3,3%. Trong cơ cấu dư nợ cho vay, bất động sản chiếm từ 12-13% tổng dư nợ; sản xuất, kinh doanh chiếm 71%.
Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam thừa nhận, hiện tượng sốt đất ảo đã diễn ra ở một số địa phương, nhưng chỉ ở phân khúc đất nền. Với tổng thể thị trường, trong bối cảnh nguồn cung ngày càng hạn chế như hiện nay, hiện tượng bong bóng khó xảy ra. Tuy nhiên, người dân sẽ có thể phải chấp nhận mặt bằng giá mới cao hơn. Tại các đại hội đồng cổ đông gần đây, trả lời chất vấn của cổ đông, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, VPBank, MB, MSB… đều cho biết, tỷ trọng cho vay bất động sản chỉ chiếm 3-13%, đảm bảo an toàn. Riêng Techcombank có tỷ trọng cho vay bất động sản cao, song lãnh đạo ngân hàng này tự tin vì có các đối tác tốt (như Vingroup), các khoản vay bất động sản đều được Ngân hàng chủ động trích lập dự phòng ở mức cao…
Thị trường chứng khoán thu hút mạnh mẽ dòng tiền từ đầu năm đến nay, giá nhiều cổ phiếu tăng trên dưới 100%. Tuy vậy, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán không có dấu hiệu bong bóng, mà phù hợp với sự phục hồi của doanh nghiệp. Theo thống kê của FiinGroup cho thấy, trong tổng số 534 doanh nghiệp niêm yết trên sàn, lợi nhuận tăng trưởng hết sức khả quan. Trong đó, riêng lợi nhuận của 19 ngân hàng niêm yết tăng tới gần 87% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán đang có sự tăng trưởng khá nóng (quý I/2021 tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái). Tại một số công ty chứng khoán, tổng dư nợ cho vay ký quỹ đã ngấp nghé vượt trần (gấp 2 lần vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số ít công ty chứng khoán và các công ty này cũng đang bắt đầu “hãm phanh”. Tại mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, hàng loạt công ty chứng khoán đã thông qua kế hoạch tăng vốn. Nếu thực hiện thành công, dư nợ cho vay margin sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Nếu chiếu theo quy định hiện hành, dư nợ cho vay bất động sản và chứng khoán của ngân hàng vẫn đang trong phạm vi cho phép, không có căn cứ để siết chặt thêm. Hơn nữa, NHNN đang áp dụng phân chia hạn mức tín dụng theo quý, các ngân hàng thương mại chắc chắn không dám vi phạm quy định nếu không muốn bị siết hạn mức. Trong văn bản vừa được gửi tới các tổ chức tín dụng, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cũng chủ yếu nhắc nhở, yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng tín dụng chứng khoán, bất động sản, tuân thủ các quy định hiện hành, thận trọng cấp tín dụng tại các địa bàn sốt đất…, chứ không đưa ra biện pháp nào về siết tín dụng các lĩnh vực này.
Nhìn xa hơn, trước khi xuất hiện dịch Covid-19, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên HOSE đạt 5.000 – 6.000 tỷ đồng, tổng dư nợ margin đạt 63.000 tỷ đồng. Hiện nay, giao dịch bình quân mỗi phiên là 22.000 tỷ đồng, như vậy giá trị giao dịch đã tăng 400%, nhưng dư nợ margin mới tăng 80%. Điều này cho thấy người đầu tư chứng khoán hiện nay sử dụng tiền tiết kiệm, tích góp là chính. Huy động tiền nhàn rỗi của người dân vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là một định hướng lâu nay của Đảng và Chính phủ.
Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên TTCK Việt Nam hiện cao gấp gần 4 lần so với cùng kỳ. Cũng cần lưu ý, đây chủ yếu là nguồn vốn chủ của các CTCK, không phải tiền bơm trực tiếp từ ngân hàng, con số này thậm chí còn thấp hơn con số tuyệt đối mà các CTCK được phép sử dụng cho nghiệp vụ cho vay ký quỹ (CTCK được vay nợ gấp 5 lần vốn chủ theo thông tư 121/2020 của Bộ Tài chính). Những con số trên cho thấy, tín dụng vào chứng khoán và bất động sản không tăng quá nóng, không có sự đột biến như nhiều ý kiến đang lo ngại.
Cuối tháng 4/2021, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, BOT và một số lĩnh vực rủi ro khác. Liệu có phải NHNN đang hãm dòng tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản?
Nhật Hạ