Một số khu vực nếu như lâu nay các nhà đầu tư không “ngó ngàng” đến thì nay “sôi động” trở lại nhưng thực chất không có giao dịch. Không chỉ căn hộ, sau cơn sốt giá đất điên đảo, thị trường bất động sản TPHCM đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Giá đất tại 5 huyện ven Sài Gòn, gồm Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ đều có xu hướng đi ngang trong 4 tuần qua sau khi tăng 3-20% trong quý 1. Ở các tỉnh, nhiều dự án đất nền cũng được rao bán cắt lỗ. Các khu vực được nhà đầu tư rao bán cắt lỗ tập trung ở huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, Tân Uyên của tỉnh Bình Dương và huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, thị xã Phước Long, thành phố Đồng Xoài của tỉnh Bình Phước.
Nguyên nhân sâu xa hơn, do thị trường phát triển không cân đối, nhà ở bình dân thiếu trầm trọng, còn lượng hàng ở phân khúc trung, cao cấp thừa nhiều trong thời gian dài, giới đầu tư ôm hàng chung cư lâu sẽ dễ mất giá, sốt ruột muốn bán để giữ an toàn dòng vốn. Khi sốt đất hạ nhiệt thì trên thị trường, các trang BĐS lại xuất hiện tình trạng chạy đua bán đất nền, chung cư cắt lỗ. Ngoài các sản phẩm phân khúc BĐS cao cấp đã qua sử dụng, chung cư dạng trung chiếm đa số.
Rủi ro hiện nay đến từ các nhà đầu tư F0, đa phần họ mua theo tâm lý đám đông. Do non về kiến thức, kinh nghiệm nên nhà đầu tư F0 dễ mắc bẫy trong cơn sốt đất. Sau thời gian “nhảy múa”, hai tháng qua, giá đất nền và căn hộ không còn tăng phi mã mà đi ngang, thậm chí tại nhiều dự án, không ít người đua nhau rao bán đất nền để cắt lỗ nhờ các động thái can thiệp của nhà nước. Dù phải chịu mất từ 50 triệu thậm chí đến 100 triệu đồng nhưng nhiều chủ đất, chủ căn hộ chung cư cũng muốn bán tháo để tránh ôm nợ kéo dài. Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng đầu năm 2021 đã chứng kiến những cơn “nhảy múa” của giá đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Giá đất nhiều nơi trong thời gian qua tăng mạnh, có nơi tăng đến 200%. Tuy nhiên, với việc vào cuộc của chính quyền địa phương, các bộ ngành hiện tượng sốt đất đang có xu hướng giảm.
Trên thực tế, thời gian qua, khi cơn sốt đất diễn ra thì nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại dồn hết số vốn tích lũy để “ôm đất”. Thậm chí, có những nhà đầu tư đã đi vay ngân hàng để đầu tư với mục đích kiếm chút lợi nhuận thời điểm đất lên cơn sốt. Bộ Xây dựng cho biết, sau khi địa phương thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình trạng sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt. Báo cáo thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng trong quý I/2021 cho thấy, mức giá bình quân tại các địa phương tăng khoảng 5-10% so với quý IV/2020. Một số dự án biệt thự, nhà liền kề có mức tăng giá cao so với mức tăng bình quân.
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý I/2021, Bộ Xây dựng cho biết, các chỉ số cơ bản của thị trường bất động sản như nguồn cung, lượng giao dịch, lượng vốn đầu tư, tín dụng, hoạt động của các doanh nghiệp vẫn duy trì sự ổn định. Bộ này cho biết, trong quý I/2021, trên cả nước có 95 dự án với 38.210 căn hộ được cấp phép; 1.380 dự án với 306.053 căn hộ đang triển khai xây dựng; 41 dự án với 5.280 căn hộ hoàn thành. Cũng trong quý này, cả nước có 25.386 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch giảm chỉ bằng khoảng 86% so với quý IV/2020. Riêng tại tại Hà Nội có 5.571 giao dịch thành công, tại TP. Hồ Chí Minh có 3.449 giao dịch thành công.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại thời điểm nửa cuối quý I/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước như: Thành phố Hà Nội (các huyện Đông Anh, Đan Phượng, Thạch Thất,…), Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Thủ Đức), Thành phố Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên), tỉnh Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn).
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản đang có sức hút ổn định, giá đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất nền cho đến các loại hình căn hộ cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng đều có những biến động mạnh.
Nhật Hạ