Các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng cũng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với ngân hàng, nhiều ngân hàng có biểu hiện “bắt buộc” khách hàng mua bảo hiểm.
Trong hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng, Theo Bộ Tài chính: Việc quản lý, giám sát đối với nhân viên ngân hàng trực tiếp bán bảo hiểm đảm bảo tuân thủ các quy định theo hợp đồng đại lý bảo hiểm thuộc thẩm quyền của các ngân hàng.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm với các tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên của tổ chức tín dụng tham gia bán bảo hiểm, có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời trường hợp có vi phạm.
Trước đó, sau khi nhiều khách hàng phản ánh về tình trạng bị ép mua bảo hiểm mới được làm thủ tục cho vay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đại lý bảo hiểm. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tất cả ngân hàng chấp hành nghiêm các quy định về kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, cơ quan này nhấn mạnh các ngân hàng không được gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có năng lực cạnh tranh thấp do vốn còn nhỏ, quản trị doanh nghiệp yếu, khả năng kiểm soát rủi ro của một số doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế; chất lượng cán bộ chưa theo kịp và chưa đáp ứng với sự phát triển của thị trường.
“Những bất cập trên dẫn đến thị trường bảo hiểm Việt Nam bị phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà tái bảo hiểm nước ngoài khi phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới hay nhận bảo hiểm cho các công trình, tài sản lớn. Điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy lâu dài về rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và tính độc lập, chủ quyền của thị trường bảo hiểm Việt Nam”, Bộ Tài chính nhấn mạnh. Do vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm là thực sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan và yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn, khắc phục những bất cập của cơ chế chính sách và sự tồn tại của thị trường, bảo đảm các chuẩn mực quốc tế về quản lý, giám sát bảo hiểm…
Trước phản ánh của nhiều khách hàng tố ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm mới được vay, trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã từng có văn bản yêu cầu các ngân hàng chấp hành nghiêm các quy định về kinh doanh bảo hiểm. Trong đó một nội dung quan trọng được Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh là các ngân hàng không được gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng. Nói cách khác là “ép” khách hàng mua bảo hiểm mới được vay vốn.
Trở thành một nguồn thu quan trọng của các ngân hàng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2020 ghi nhận gam màu trái chiều tại các ngân hàng. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước từng cấm các ngân hàng “ép” khách hàng vay vốn mua bảo hiểm.
Nhật Hạ