Điều ngạc nhiên là, có nhiều nhà đầu tư bất động sản cá nhân lại không tìm kiếm các sản phẩm cao cấp, nên nhiều chủ đầu tư hiện đang quan tâm đến loại hình phát triển nhà ở bình dân, dành cho người có thu nhập thấp.
Trong một đến hai năm vừa qua, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng sang lĩnh vực này. Điều quan trọng là người mua có thể tiếp cận thị trường một cách hiệu quả, khi đó, ta có một sân chơi thương mại để giá nhà được thúc đẩy bởi nhu cầu mua.
Giá nhà và giá đất phụ thuộc vào các tác nhân của thị trường, cung và cầu đều có các chức năng riêng. Vì vậy, không cần thiết phải có cách nào để kéo giá của bất động sản xuống.
Thêm vào đó là những yếu tố tiềm ẩn như: Số lượng mua bán tăng cao đột biến, số lượng giao dịch BĐS chủ yếu là mua đi bán lại giữa các nhà đầu tư, người mua thật ít, nguồn cung gia tăng quá nhiều so nguồn cầu, thị trường xuất hiện nhiều dự án chưa đủ pháp lý, giá tăng bất thường trong thời gian ngắn vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các bất ổn và yếu tố trên đáng quan ngại.
Giá tăng đe dọa bình ổn thị trường
Ở bình diện rộng hơn, bên cạnh vấn đề giá nhà, dân số, chúng ta cần phải tính đến các yếu tố quan trọng như nguồn cung nhà ở được đảm bảo, cơ sở vật chất phát triển, hệ thống giao thông thuận lợi, và sự phát triển của thị trường tại các khu vực mới và các tỉnh thành.
Điều quan trọng là sự mở cửa thị trường, mở rộng sản phẩm và tiếp cận các khu vực mới. Và điều này có thể được thực hiện hóa bằng sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đường bộ và phương tiện công cộng.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội chia sẻ: “Kéo giá nhà xuống trong điều kiện hiện nay đòi hỏi rất nhiều giải pháp từ nhiều bên. Việc điều hành thị trường bất động sản hoạt động ổn định, bền vững tương tác cùng phát triển với nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hơn cả.
Theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, đến đầu năm 2021, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường Hà Nội đạt gần 16.500 sản phẩm, giao dịch hơn 4.300 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ đạt gần 27%. Đối với đất nền, việc đô thị hóa mạnh tại các huyện, thị xã Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đồng Anh… đã đẩy giá đất trong làng xã khu vực này lên mức 25-30 triệu đồng/m², tăng bình quân khoảng 30-40% so với năm 2019.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường đạt hơn 21.300 sản phẩm, giao dịch gần 13.000 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ đạt hơn 61%. Giá BĐS tại các vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương… tăng từ 14-22 triệu đồng/m2, thậm chí đất tại thị trấn Long Thành, có nơi đã tăng đến trên 100 triệu đồng/m², dự báo năm 2021, mức gia có thể tăng 4-6%.
Một khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập của người dân tăng, thị trường bất động sản đa dạng về sản phẩm mua, thuê… sẽ đảm bảo cơ hội cho mọi đối tượng có nhu cầu. Chúng ta không cần quá lo ngại chuyện mức giá.
Thị trường đang ở giai đoạn phát triển, nhà đầu tư lớn tham gia thị trường đã có kinh nghiệm. Với mỗi vị trí và điều kiện bàn giao, khách mua có thể tính được giá hợp lý là bao nhiêu. Trong năm 2021, một số các dự án kỳ vọng mức giá quá cao sẽ phải rà soát lại tổng thể, giá bán và điều kiện thực tế của dự án để giảm áp lực cho chính dự án khi tung sản phẩm ra thị trường”.
Bong bóng bất động sản được tạo ra bởi các hoạt động cho vay và đầu cơ không kiểm soát. Hiện nay, các ngân hàng không cho vay nếu thiếu cơ sở và thiếu lý do hợp lý. Giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu, và nhu cầu đang tăng.
Dù trong điều kiện bình thường hay đại dịch, hàng hóa dồi dào hay khan hiếm, thanh khoản cao hay thấp, giá bất động sản vẫn tăng mạnh. Dù nhiều người lạc quan khi giá tài sản leo thang, không ít chuyên gia bắt đầu quan ngại về hiện tượng bong bóng giá tích tụ, ngày càng được bơm căng, đe dọa sự phát triển bền vững của thị trường địa ốc.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)