Thị trường đói vốn hơn sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh. Trạng thái thị trường hiện tại có thể không xấu đi trong ít nhất 1 năm nữa do các yếu tố tích cực quá nhiều. Các động thái nguy cơ chỉ trong phỏng đoán.
Có vài động thái nguy cơ cho các nhà đầu tư trong tương lai. Các ngân hàng đã có những động thái tăng cả lãi suất huy động và cho vay, nguồn vốn rẻ đổ vào BĐS sẽ không còn nhiều.
Chính quyền hiện đã đưa ra các thông báo rà soát đất đai, siết lại pháp lý trên thị trường. Các nhà đầu tư F0 đã yên vị trong đất và hết khả năng mua tiếp.
Hàng mới hầu như không có, hàng cũ vì vậy có cơ hội bán ra và tăng giá. Nhân cơ hội này, bất động sản các tỉnh lẻ bắt đầu lên ngôi do giá thấp và được các chủ đầu tư lớn chạy về bắt tay “lập quy hoạch”.
Chưa bao giờ các tỉnh đề xuất làm sân bay nhiều như bây giờ. Hiện tại, Việt Nam có 22 sân bay trong đó có 10 sân bay quốc tế. Sắp tới nếu được Chỉnh phủ phê duyệt thì có thể 1/2 số tỉnh của cả nước sẽ có sân bay.
Mức độ cần thiết và tác dụng của sân bay thế nào tới kinh tế tạm thời chưa nói đến nhưng trước mắt đây là lý do nhà đầu tư BĐS ồ ạt đổ về. Cao tốc cũng vậy, thông tin quy hoạch các thành phố mới, thành phố vệ tinh cũng làm giá đất tăng cao.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh đánh giá, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, trong năm 2021 có thể hình thành “bong bóng” chứng khoán, BĐS, thậm chí là tiền kỹ thuật số do dòng tiền có xu hướng dịch chuyển mạnh từ sản xuất, tiêu dùng sang tài sản tài chính, phi tài chính.
Ngân hàng cho vay phải đảm bảo nguyên tắc thu hồi được nợ gốc và tiền lãi. Trong bối cảnh lãi suất cho vay đang đổ mạnh vào BĐS, NHNN cần theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay để ngăn chặn tình trạng tín dụng chảy vào lĩnh vực này “núp bóng” qua sản xuất kinh doanh.
Hạ tầng giao thông tốt và phương tiện cá nhân tăng nhanh. Trong 5 năm qua, số lượng ô tô ở Việt Nam tăng bằng 1.000 năm trước đó, tổng đạt gần 4 triệu xe. Cao tốc và nâng cấp quốc lộ khiến việc đi lại rất thuận tiện là tiền đề của phát triển kinh tế và kỳ vọng phát triển kinh tế. Vì vậy, các nhà đầu tư có cơ hội tìm được những điểm trũng của thị trường để đầu tư một cách nhanh chóng.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong năm 2020 tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản vẫn ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản năm 2019 đạt 521.821 tỷ đồng.
Đến quý 1 và quý 2/2020 tăng lên lần lượt mức 526.396 tỷ đồng và 580.168 tỷ đồng. Sang quý 3 đạt 606.253 tỷ đồng và hết năm là 633.740 tỷ đồng.
Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2019 đạt 4,36% thì giai đoạn quý 1/2020 chỉ tăng khoảng 0,88%. Bộ Xây dựng giải thích, đây là quãng thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhất nên thị trường bất động sản trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Quý 2/2020, khi thị trường cải thiện hơn về giao dịch, dư nợ bất động sản của doanh nghiệp bứt tốc với mức tăng 10,21% và dần ổn định trở lại ở các quý còn lại (khoảng hơn 4,3%). Luỹ kế cả năm 2020 tăng 21% so với năm 2019.
Một điều rất lạ lùng là trong khi các ngành sản xuất, chế biến, nông, lâm, thuỷ sản, hàng không, dịch vụ du lịch… lao dốc do Covid, thì ngân hàng, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh), tiền ảo , đều báo lãi rất lớn.
Nợ xấu của doanh nghiệp bất động sản cũng tăng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu bất động sản của cả nước tính đến tháng 12/2020 rơi vào mức 1,85%. Con số này tuy thấp hơn nhiều so với năm 2017 (2,48%), năm 2018 (1,95%) nhưng lại cao hơn so với tháng 12/2019 (1,58%).
Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay mua nhà, khiến dòng tiền vẫn luồn lách, đổ vào bất động sản (BĐS) ngày một gia tăng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, lĩnh vực BĐS tiềm ẩn rủi ro.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)