Nền tảng vĩ mô của Việt Nam vẫn ổn, hệ thống tài chính vẫn đứng vững, thị trường vẫn có tiền. Trong năm nay, dù vắc xin được phân phối nhanh hay chậm thì chắc rằng vẫn sẽ đến tay người dân, do đó tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực.
COVID-19 buộc nhiều doanh nghiệp bất động sản phải thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội thắng thế.
Trong năm nay, “vùng trũng” bất động sản được dự báo tiếp tục hướng về phía Đông TP HCM khi thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập, đẩy nhà đất khu vực này lên mặt bằng giá kỷ lục.
Theo Luật Đầu tư 2020, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong một số trường hợp nhất định.
Với trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư sẽ theo quy định của Luật Xây dựng. Quy định cũ dự án phải có 100% đất ở mới được chỉ định chủ đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế là hầu hết dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp…
Đầu năm 2021, giá sơ cấp trung bình tại TP.HCM tăng 4% so với quý II/2020 và 6,9% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020. Mức giá sơ cấp của căn hộ trung cấp tăng trưởng nhanh nhất khi tăng 12,8% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020.
Thị trường vùng ven các thành phố lớn phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng,… tiếp tục ghi nhận giao dịch sôi động, đặc biệt sản phẩm thấp tầng.
Nếu trước đây thị trường miền Nam nổi bật nhất là khu vực nội thành Sài Gòn thì trong năm qua, những đô thị vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và những Tỉnh thành có tiềm năng du lịch như Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa… đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường thiên về đầu tư với đặc tính người bán nhiều hơn người mua, đã có một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong khẩu vị rót vốn tại những thị trường trọng điểm như vùng TP HCM.
Năm 2021, cơ hội và các dòng đầu tư bất động sản nhiều hơn, song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chủ động và tích cực hơn trong thay đổi tư duy, mô thức kinh doanh phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn; tránh dùng đòn bẩy quá lớn, nhất là kinh doanh kiểu “ tay không bắt giặc”, hoặc “mượn đầu heo nấu cháo”.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,4% và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có tăng trưởng GDP cao nhất.
Hiệu quả chống dịch và giữ vững tăng trưởng kinh tế được dự báo tiếp tục là điểm sáng trong năm nay. Trong năm được gọi là “năm vaccine”, Fitch Ratings dự báo GDP của Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng ở mức 7,5% bất chấp đợt dịch mới đang bùng phát.
Giới chuyên gia cũng nhận định, ở thời điểm hiện tại, tâm lý nhà đầu tư không còn lo lắng và cân nhắc chuyện xuống tiền như ở thời điểm đầu năm 2020, khi dịch bệnh mới bùng phát tại Việt Nam.
Thị trường từ năm 2020 đến nay nguồn cung ra hàng nhỏ giọt, trong khi nhu cầu đầu tư không hề giảm, thậm chí cao hơn do nhiều nhà đầu tư từ kênh vàng, chứng khoán, ngân hàng… đổ sang bất động sản.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)