Bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm kênh trú ẩn, đặc biệt là loại hình đất nền ở các địa phương giáp thành phố lớn có lượng giao dịch tốt, giá trị cũng tăng khả quan.
Không còn những cơn sốt đất mà sau một đêm giá có thể tăng tới 30%. Càng không còn những giao dịch lướt sóng, nhà đầu tư thời Covid-19 ưu tiên dự án ở những khu vực đã được quy hoạch cụ thể và lộ trình phát triển chắc chắn, có pháp lý đảm bảo và được phát triển bởi các đơn vị uy tín.
Năm 2021, dòng vốn đầu tư vào ngành bất động sản y tế và chăm sóc sức khỏe sẽ gia tăng; trong đó, vốn sẽ tập trung nhiều hơn cho phát triển các dạng kho lạnh phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như vaccine, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm…
Vốn đầu tư vào BĐS du lịch sẽ không chỉ hướng tới biển, mà sẽ lan tỏa tới những vùng có lợi thế rừng núi có khả năng khai thác kinh doanh tốt; đặc biệt, tập trung vào những dự án phát triển hạ tầng du lịch có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại về hạ tầng, đa dạng về chức năng cung ứng dịch vụ, có cơ hội khai thác kinh doanh tốt và bền vững.
Bộ Xây dựng: “Thời gian vừa qua, nguồn cung trên thị trường không được như thời gian trước nên giá nhà vẫn có xu hướng tăng. Cụ thể, căn hộ nhà ở cao cấp tăng khoảng 0,5%. Căn hộ nhà ở trung cấp tăng khoảng 2-3%. Đất nền tăng từ 3-5%, cá biệt có nơi tăng 10%”.
Việt Nam đã vượt qua “năm Covid-19” một cách ngoạn mục, với thanh khoản tăng cao kỷ lục trong nhiều kênh đầu tư và sự tham gia mạnh mẽ của lớp nhà đầu tư mới. Lý giải cho “sự trỗi dậy” này, có tác động không nhỏ của các biện pháp tài chính-tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó có giảm thuế, hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất đối với các doanh nghiệp đã tạo được sự an tâm rất lớn cho thị trường.
Vốn đầu tư trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hội tụ và gia tăng cho phân khúc bất động sản công nghiệp; đặc biệt, đầu tư bất động sản phục vụ hoạt động logicstics (hậu cần và kho bãi) sẽ ngày càng trở thành động lực lớn cho thị trường. Điều này được quyết định do kỳ vọng tăng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thương mại điện tử nhờ các hiệp định thương mại tự do và xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất trên thế giới.
Thị trường bất động sản năm 2021 đã và đang ghi nhận tiếp tục đà phục hồi từ quý III-2020 và dự báo sức cầu hồi phục thị trường sẽ tương đương 70% của năm 2019. Theo đó, phân khúc bất động sản công nghiệp đang và sẽ là “điểm sáng” nổi bật của thị trường bất động sản.
Đồng thời, thị trường nhà ở luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng và có thể sẽ là phân khúc tiếp tục phát triển hơn so với năm 2020.
Nhìn chung, thị trường bất động sản năm 2021 đang nhận được nhiều xung lực phát triển hơn năm 2020 từ sự điều chỉnh cơ cấu nhanh nhạy theo tình hình dịch bệnh; mở rộng áp dụng công nghệ vào bán hàng; tăng tốc giải ngân đầu tư công và cả những kỳ vọng từ việc sửa đổi bổ sung luật về huy động vốn từ các quỹ, như: Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Song năm 2021 cũng mới là thời điểm chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực gồm quỹ đất, cơ sở hạ tầng… để thu hút các nhà đầu tư khi dịch bệnh được kiểm soát. Nguồn vốn này chủ yếu huy động từ ngân hàng và vốn tự có của nhà đâu tư hạ tầng chuyên nghiệp.
Cơ hội thu hút vốn sẽ mở ra đối với hoạt động đầu tư chuyển đổi mô hình nhà nghỉ dưỡng theo xu hướng tập trung thành “các khu, đặc khu kinh tế nghỉ dưỡng xanh”, thay vì các nhà nghỉ dưỡng đơn lẻ, tự phát như vừa qua…
Tất cả những điều chỉnh trên được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, “thổi làn gió mới” vào thị trường bất động sản.