Trong những ngày cuối tháng 2.2021, hàng trăm nhà đầu tư bất động sản với hàng trăm chiếc ô tô nối đuôi nhau đậu kín các con đường xã Tân Lợi và An Khương. Họ đến đây với mục đích đi trước đón đầu, tranh thủ thông tin quy hoạch sân bay để “lướt sóng”, kiếm lời trên những mảnh đất nông nghiệp từng bán chẳng ai mua.
Các đối tượng môi giới thường thông đồng bắt tay nhau để “thổi” giá. Chẳng hạn như, các đối tượng này sẽ huy động hàng trăm người xếp hàng, thậm chí còn giả chen lấn, để tạo ra khung cảnh nhộn nhịp tại các khu vực đấu giá, giao dịch nhà, đất. Thủ đoạn này, nếu khách không tỉnh táo dễ bị cuốn vào “lưới” mà các đối tượng “cò” đã giăng sẵn.
Sang năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài, cùng với các ngành kinh tế trọng điểm khác, đầu tư bất động sản cũng là lĩnh vực được dự đoán gặp nhiều khó khăn.
Từng xảy ra ở xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tròn 1 năm trước, khi thông tin một tập đoàn bất động sản khảo sát để làm dự án ở đây khiến giá đất được đẩy lên cao ngất.
Nhà đầu tư, môi giới từ nhiều nơi kéo xuống Bình Ba mua bán đất đai, gây náo loạn, làm dậy sóng vùng quê nghèo. Người đổ về đông như trẩy hội, mua bán đất như mua mớ rau, con cá ngoài chợ.
Những ngày sốt đất ở Bình Ba, đất sào (1.000 m2) đang có giá khoảng 600-700 triệu đồng/sào, trong khi đó đất mặt tiền quốc lộ 56 tăng lên 400-500 triệu đồng một mét ngang. Thời điểm trước Tết Nguyên đán 2020, đất mặt tiền quốc lộ 56 qua địa bàn được rao với giá 70-80 triệu đồng một mét ngang, qua Tết, giá tăng vọt lên 200-300 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến hôm nay, tại Bình Ba, cảnh tranh mua, tranh bán, xe cộ tấp nập không còn. Trên quốc lộ 56, nếu như cách đây 1 năm trước, xe đậu kín đường thì nay vắng bóng “cò đất”.
Với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các đối tượng “cò” đất sẽ lập thành các nhóm. Trường hợp người mua hỏi, trao đổi về một lô đất, ô đất, khu đất, lập tức thông tin, số điện thoại của khách hàng sẽ được đưa vào nhóm. Trường hợp khách hàng giao dịch không thành công, tiếp tục đi đến văn phòng khác, hỏi về mảnh đất đã từng trao đổi sẽ được đối tượng tiếp theo đẩy giá cao hơn.
Ôm nợ vì lướt sóng đất quanh khu sân bay Técníc; Các “cơn sốt” đất bùng lên, có một mạng lưới cò mồi kích giá dựng đứng… là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.
Sau gần 10 ngày giá đất tăng chóng mặt gây náo loạn vùng quê Bình Phước, “bong bóng” bất động sản ăn theo sân bay Técníc gần như đã xì hơi, không còn cảnh mua bán đất đông vui như “trẩy hội”. Người dân thôn quê đã trở lại nhịp sống thường ngày. Không ít trường hợp đã phải ôm nợ vì lướt sóng bất thành.
Mỗi mảnh đất ở các xã An Khương và Tân Lợi (huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) được cò rao bán với giá 350 triệu đồng cho 1m ngang mà không ít người vẫn mua. Hiện tại, giá giảm còn 200 triệu đồng nhưng vẫn “ế”. Những nơi từng có cảnh mua bán đất đông như trẩy hội đến nay lại vắng hoe, chỉ lác đác vài cò đất địa phương ngồi chờ khách.
Những “kịch bản” cơn sốt đất cũng từng diễn ra tại xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cách đây một năm, hay xa hơn vào năm 2019 tại Phan Thiết, Bình Thuận cùng với một kịch bản. Ví dụ điển hình nhất là cơn sốt đất Bình Ba khiến không ít nhà đầu tư thứ cấp phải “khóc ròng” vì không kịp thoát.