Đây là thương vụ nằm trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp của EVN giai đoạn 2017 – 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 12/2020 vừa qua.
Với nguồn vốn khủng, GENCO 2 đang đầu tư và xây dựng loạt nhà máy thủy điện và điện gió trải dài từ Cần Thơ đến Hải Phòng.
Trong các dự án thuộc 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ và công ty con do công ty mẹ nắm giữ, hai cái tên nổi bật là Nhiệt điện Hải Phòng (mã: HND) và Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC) đã đóng góp tỷ trọng lớn trong lãi sau thuế của toàn tổng công ty.
Riêng năm 2020 vừa qua, mỗi công ty do GENCO 2 nắm giữ trên 51% vốn này đã báo lãi sau thuế hơn nghìn tỷ đồng.
Với lợi thế sở hữu hàng loạt dự án thủy điện từ Bắc tới Nam cùng các doanh nghiệp nhiệt điện lãi nghìn tỷ, GENCO 2 vẫn không đủ hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi ế hơn 99,95% số cổ phiếu chào bán, nối gót người anh em “cùng họ” EVN khi thực hiện cổ phần hóa. GENCO 2 chỉ mới bán ra được 262.500 cổ phần, đồng nghĩa với việc cuộc IPO đầu năm 2021 của GENCO 2 đã ế đến hơn 99,95%.
Đầu tháng 1/2021, hơn 580 triệu cổ phần của Công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO 2) đã được phê duyệt đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 9/2, giá khởi điểm 24.520 đồng/cp, tương ứng với 49% sở hữu.
Trong cơ cấu nguồn vốn, đáng chú ý, GENCO 2 là doanh nghiệp sử dụng nợ vay lớn. Tính đến hết quý III/2020, GENCO 2 đang đi vay 27.960 tỷ đồng, chiếm hơn 52% tổng nguồn vốn, chủ yếu là nợ vay dài hạn.
Theo thống kê, chỉ số ROE năm 2019 của GENCO 2 cao hơn hai doanh nghiệp trong ngành là GENCO 1 và GENCO 3. Với tỷ lệ 15,2%, chỉ số ROE cao hơn lãi suất ngân hàng chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả đồng vốn. GENCO 2 cũng có lợi thế cạnh tranh hơn khi có chỉ số ROE cao hơn nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn.
Tình hình tài chính hiện tại của GENCO 2 không quá nổi bật để nhà đầu tư chọn đây là nơi đáng để bỏ trứng.