Với những dấu hiệu tốt như xuất hiện vacxin phòng ngừa dịch bệnh, vacxin sẽ được tiêm ngừa rộng rãi và phòng chống đại dịch thành công. Những thay đổi về luật và sự hỗ trợ của chính phủ cũng như là sự phát triển tầm chung và hạ tầng ở TP.HCM trong việc kết nối với các tỉnh thành khác sẽ kích thích nhu cầu nhà ở tại TP.HCM tăng cao.
Mỗi nước đi của các nhà đầu tư trong thời kỳ điểm kinh tế khó khăn luôn được theo dõi chặt chẽ. Vào năm 2021, sự quan tâm nhà đầu tư đang ngày càng tăng đối với các lĩnh vực quan trọng trong cuộc khủng hoảng y tế.
JKK cho rằng, tài sản hậu cần vốn đã là một trong những điểm nóng nhất trong những năm gần đây sẽ tiếp tục nhận được sự phân bổ vốn gia tăng trong bối cảnh bùng nổ mua sắm trực tuyến. Trung tâm dữ liệu, bất động sản khoa học đời sống và nhà ở đa gia đình cũng nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế đã nhắm đến mảng hậu cần sức khỏe và y tế, và họ đang cần nhiều kho lạnh có vị trí gần khách hàng hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như vắc xin, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm,….
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới thị trường bất động sản, phân khúc bất động sản nhà ở, bao gồm căn hộ, biệt thự và nhà phố tại TP.HCM vẫn cho thấy những khởi sắc đáng ghi nhận.
“Động lực thúc đẩy ngành kho vận lạnh không chỉ có vậy mà còn là sản phẩm chăm sóc sức khoẻ đặc biệt, đặc biệt là vắc xin COVID-19 và các loại vắc xin khác trong tương lai”, JLL nhận định.
Còn theo báo cáo thị trường bất động sản nhà ở được Công ty Chứng khoán VNDirect công bố mới đây, thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào năm 2021 nhờ các yếu tố như: Kinh tế vĩ mô phục hồi; lãi suất vay mua nhà hợp lý; nguồn cung mới tăng mạnh nhờ nới lỏng chính sách pháp lý. Trong đó, có ba xu hướng sẽ định hình thị trường.
Tính đến hết quý IV/2020, tại phân khúc căn hộ của thị trường TP.HCM đã chứng kiến lượng nguồn cung thấp nhất trong 5 năm vừa qua trong, với nguồn cung sơ cấp đạt gần 11.300 căn, tăng 12% theo quý và 14% theo năm.
Trong đó 4 dự án mở mới và 12 giai đoạn tiếp từ các dự án hiện hữu, chiếm lĩnh 75% thị phần. Nguồn cung sơ cấp năm 2020 đạt mức thấp nhất trong 5 năm với hơn 25.300 căn, giảm mạnh 38% theo năm do nguồn cung mới hạn chế và lượng hàng tồn thấp. Hạng C tiếp tục chiếm lĩnh nguồn cung cả năm với 65% thị phần.
Khi quỹ tài chính trở nên eo hẹp, các sáng kiến bảo vệ môi trường có lẽ là một trong những phần đầu tiên bị gạch bỏ trong kế hoạch phát triển của nhiều công ty. Nhưng bất chấp những thời điểm khó khăn phía trước, các công ty và nhà đầu tư được kỳ vọng vẫn sẽ đưa ra những lựa chọn “xanh”.
Theo JLL, trong lĩnh vực bất động sản, các tài sản có xếp hạng ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cao có thể đạt được mức phí thuê tăng lên đến 33% so với các tòa nhà không có chứng nhận xanh tương đương.
Các nhà phát triển vì vậy cũng bắt đầu tìm cách thu hút người mua bằng cách kiến tạo các khu dân cư được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, nhằm giúp cư dân tương lai tránh sự phiền toái gây ra bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng và cơ sở hạ tầng công cộng tụt hậu.
Chuyên gia JLL cho biết, điểm cộng của bất kỳ dự án quy mô lớn nào là khả năng cung cấp một loạt các loại nhà ở cho nhiều nhóm người mua tiềm năng khác nhau, từ đó tạo ra sự đa dạng trong thành phần dân cư.
tỷ lệ hấp thụ của phân khúc nào cũng đạt mức cao, tương đương 77% trong quý IV/2020, với lượng giao dịch đạt 8.600 căn hộ. Cùng với đó, giá bán sơ cấp ghi nhận mức tăng ở tất cả các hạng. Nhiều dự án ở hạng A và B có giá bán tăng lên đến 9% theo quý, trong khi giá bán hạng C có mức tăng thấp hơn, khoảng đến 4% theo quý. Đáng chú ý, nguồn cung hạng C có giá dưới 1.000 USD/m2 trở nên khan hiếm do chi phí sử dụng đất tăng và hạn chế hỗ trợ từ Chính phủ.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam nhận định: “Chúng tôi cho rằng việc căn hộ hạng C vẫn là nguồn cung chiếm đa số trên tổng lượng sơ cấp (lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường) là một dấu hiệu tích cực. Chúng tôi tin rằng nguồn cung căn hộ để bán vẫn đang đi đúng hướng với nhu cầu thực tế của người dân”.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã làm lung lay hầu hết mọi doanh nghiệp, và bất động sản có lẽ chính là ngành có nhiều thay đổi lớn nhất.
Thiệt hại từ các tòa nhà văn phòng, khách sạn và trung tâm mua sắm im ắng trong thời gian hạn chế đi lại và giãn cách xã hội đã trở thành đề tài của các cuộc trò chuyện kinh doanh vượt xa lĩnh vực bất động sản thương mại. Thị trường bất động sản năm 2021 được dự báo sẽ định hình và phát triển theo một số xu hướng chủ đạo.