Trong cơ cấu cung chào bán ra thị trường, căn hộ giá thấp không còn xuất hiên, nhiều dự án phân khúc bình dân trước đó đều bị đẩy giá tương đương phân khúc trung – cao cấp. Covid-19 dường như không làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, giao dịch BĐS tại Tp.HCM.
Những thông tin tích cực vĩ mô cho thấy nhiều dấu hiệu để Tp.HCM sẽ tăng tốc phát triển kinh tế như: TP nhiều cơ chế đặc thù để chủ động phát triển, cải tổ mạnh mẽ để nâng cao chất lượng điều hành, nhiều dự án hạ tầng đô thị đặc biệt đang dần hình thành, cộng với đó là việc đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và đặc biệt là thành lập TP Thủ Đức đã tạo một lực hút đầu tư rất mạnh ở Tp.HCM.
Làn sóng cầu này hấp thụ rất nhanh những BĐS có giá tốt ở các phân khúc đất nền, căn hộ trung cấp, căn hộ cao cấp có diện tích nhỏ. Những căn hộ cao cấp có giá trị cao (khoảng 70 triệu đồng/m2) thì hấp thụ yếu hơn.
Nếu tính riêng căn hộ mới chào bán trên thị trường đạt tổng 21.312 sản phẩm, giao dịch 13.043 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ đạt 62.2%. Lượng cung mới chào bán năm 2020 chỉ đạt 47,5% so với năm 2018 và 84,9% so với năm 2019. Lượng giao dịch chỉ đạt 42,1% so với năm 2018 và 61,1% so với năm 2019.
VARs chỉ ra, lượng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường Tp.HCM đạt 27.390 sản phẩm , trong đó có 25.069 căn hộ và 3.321 căn thấp tầng. Giao dịch đạt 23.833 sản phẩm, gồ 21.650 ộ và 2.183 thấp tầng). Tỉ lệ hấp thụ đạt 87%.
đất
Trong năm 2020, Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 31 dự án (giảm 16 dự án), giảm 34% so với năm 2019, với tổng số 16.895 căn nhà, giảm 30,4% so với năm 2019.
Trong đó, gồm có 15.275 căn hộ, 1.617 căn nhà thấp tầng và03 căn biệt thự. Tổng giá trị huy động vốn là 66.674 tỷ đồng (đã bao gồm VAT, chưa bao gồm 2% phí bảo trì). Trong đó, có 7.114 căn nhà thuộc phân khúc nhà ở cao cấp, chiếm tỷ lệ 42,1%, tăng 15,9%; Phân khúc nhà ở trung cấp có 9.618 căn chiếm tỷ lệ 56,9%, tăng 66,2%; Phân khúc nhà ở bình dân chỉ có 163 căn, chỉ chiếm tỷ lệ 1%, giảm đến 98,6% so với năm 2019, theo Bảng so sánh và tỷ lệ tăng giảm sau đây:
Theo HoREA, trên thực tế thì phân khúc nhà ở cao cấp có thể chiếm đến tỷ lệ khoảng 70%, chiếm thế áp đảo trên thị trường BĐS năm 2020; Phân khúc nhà ở trung cấp chiếm khoảng trên dưới 25% tổng số nhà ở. Đáng quan ngại là phân khúc nhà ở bình dân chỉ có 163 căn nhà, chỉ chiếm 1% trong tổng số nhà ở được huy động vốn năm 2020.
Đây là chỉ dấu cho thấy rõ sự “lệch pha” sản phẩm trên thị trường BĐS, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp. Trong lúc rất thiếu sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, dẫn đến sự phát triển của thị trường BĐS thiếu tính ổn định, bền vững.
Theo báo cáo mới nhất của HoREA, năm 2020 về cơ bản thị trường vẫn giữ được sự phát triển ổn định, không bị đóng băng, cũng không bị “bong bóng”, nhưng tiếp tục bị thiếu hụt nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội, làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đa số người dân có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, cán bộ công chức, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động và người nhập cư.
Đồng thời, đáng quan ngại về dấu hiệu biểu hiện thừa cung của phân khúc nhà ở cao cấp, do tỷ trọng nhà đầu tư thứ cấp trong phân khúc này chiếm tỷ lệ rất cao, trên dưới 60%.