Những năm gần đây, việc phát triển các dự án bất động sản tại TP.HCM thường gặp vướng mắc về vấn đề pháp lý, thời gian hoàn thành hồ sơ dự án kéo dài. Trong khi đó, lãi suất vay vốn ngân hàng cũng bị ràng buộc khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn.
Giá bất động sản Việt Nam tăng đều trong 40 năm qua, dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng lớn. Thời điểm hiện nay, với việc thắt chặt các quy định và thủ tục phê duyệt, giá bất động sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Trong đó, các phân khúc như bất động sản công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng được kỳ vọng đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư ở thời điểm này.
Có thể thấy, dù ở thời kỳ nào và diễn biến thị trường ra sao thì bất động sản vẫn luôn được kỳ vọng. Câu hỏi làm thế nào để tiền đẻ ra tiền trong giai đoạn thị trường nhiều rủi ro thì đất đai, nhà cửa vẫn khiến nhà đầu tư an tâm.
Trong bối cảnh các dự án tại TP.HCM gặp khó khăn vì nhiều nguyên nhân, các ông lớn địa ốc đã nhanh chóng chuyển hướng sang các tỉnh miền Trung và các tỉnh ven TP HCM, tập trung ở những địa điểm có lợi thế về quỹ đất lớn, thủ tục pháp lý nhanh gọn và có tiềm năng về du lịch hoặc công nghiệp.
Thực tế cũng đã chứng minh, từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp khó khăn nhưng giá bất động sản không hề giảm. Giới chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư bất động sản dài hạn, ăn chắc mặc bền sẽ ít gặp phải tình trạng thua lỗ, có chăng chỉ có những người theo phong trào đầu tư lướt sóng.
Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng sang các tỉnh miền Trung và các tỉnh ven TP.HCM, tập trung ở những địa điểm có lợi thế về quỹ đất lớn, thủ tục pháp lý nhanh gọn và có tiềm năng về du lịch hoặc công nghiệp. Một số doanh nghiệp tiêu biểu có thể kể đến như: Tập đoàn Novaland với quỹ đất ấn tượng quy mô 4.894 ha tại Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu; CTCP Đầu tư Phát triển bất động sản Phát Đạt với 440 ha quỹ đất;…
Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới, khi xu hướng sở hữu ngôi nhà thứ hai làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần ngày càng tăng. Những điểm sáng của thị trường tại miền Bắc có thể kể đến như Sóc Sơn, Ba Vì, Hoà Bình…
Nguyên nhân là khu vực nội đô các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM, giá nhà đã bị đẩy lên cao và nguồn cung khan hiếm khiến những người mua nhỏ lẻ không có nhiều cơ hội. Trong khi đó, giao thông vùng đang kết nối ngày càng thuận tiện. Đến nay, Hà Nội đang trở thành điểm đến của các tuyến cao tốc như Hải Phòng, Hạ Long, Lào Cai.
Do đó, quá trình di chuyển từ nội đô ra khu vực ngoại thành ngày càng trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến hành vi, thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Thay vì chọn phương tiện công cộng, nhiều người di chuyển bằng các phương tiện cá nhân. Chính bởi vậy mà thời gian qua có hiện tượng sốt giá tại vùng ven Hà Nội và TP.HCM.
Trong khi thị trường bất động sản tại TP HCM trong năm qua vẫn duy trì đà sụt giảm ở hầu hết các phân khúc thì một số tỉnh vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai,… lại có sự phát triển đáng chú ý. Kéo theo đó, giá bất động sản cũng bị đẩy lên cao.
Những năm gần đây, khi khu vực nội đô của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đều đối mặt với sự cạn kiệt quỹ đất và giá bất động sản thiết lập ở mức cao thì xu hướng đầu tư vùng ven nở rộ. Theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2021 và những năm kế tiếp.