Ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, theo đó lần đầu tiên đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách thao túng tiền tệ.
Phòng Thương mại Mỹ đã kêu gọi chính phủ Mỹ không áp thuế lên Việt Nam do cáo buộc định giá thấp tiền đồng, đồng thời cho rằng Việt Nam không đáp ứng ba tiêu chí của Bộ Tài chính Mỹ để dán nhãn một nước là thao túng tiền tệ.
Đánh giá gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về định giá tiền tệ của Việt Nam là vào năm 2018. Tổ chức này đã sử dụng phiên bản đơn giản của mô hình “Đánh giá cân bằng đối ngoại”, so sánh cán cân tài khoản vãng lai ước tính và thực tế.
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng chỉ tích lũy dự trữ ngoại hối chiếm 25% GDP, ít hơn so với các quốc gia láng giềng như Malaysia, Thái Lan và tương đương những nền kinh tế mới nổi khác.
Việt Nam cũng được dự báo sẽ có thặng dư tài khoản vãng lai tương đối nhỏ với mức 1,2% GDP vào năm 2020, giảm mạnh so với mức thặng dư 3,4% vào năm 2019.
Việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là nước thao túng tiền tệ đã thể hiện 2 vấn đề lớn hơn trong toàn bộ khuôn khổ.
Thứ nhất, Việt Nam có tỷ giá hối đoái được quản lý chặt chẽ, phần lớn cố định so với đồng USD, giao dịch trong biên độ tương đối hẹp kể từ năm 2018. Việt Nam sử dụng đồng thời thay đổi dự trữ và kiểm soát vốn để duy trì tỷ giá hối đoái này.
Đối với nhiều nền kinh tế nhỏ phụ thuộc vào thương mại, tỷ giá hối đoái cố định có thể là lựa chọn chính sách hợp lý. Đó là vấn đề trong nước chứ không phải vấn đề quốc tế.
Thứ hai, giáo sư Furman cho rằng theo một khía cạnh nào đó, tất cả chính sách tiền tệ đều là “thao túng tiền tệ”. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất, đồng USD sẽ suy yếu và điều đó có lợi cho xuất khẩu nước này.
Một quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái cố định có thể đạt mục tiêu tương tự bằng cách giảm tỷ giá. Trong cả hai trường hợp, các chính sách đều thay đổi lãi suất và tỷ giá. Và không có nhiều cơ sở để phân biệt rõ ràng hai cách tiếp cận này.
Các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Việt Nam, một nền kinh tế có quy mô bằng 1% của Mỹ, chỉ có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế nước này. Cán cân vãng lai, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực của Mỹ phần lớn được xác định bởi các yếu tố trong nước như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, và các quyết định tiết kiệm và đầu tư của các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ.
Ở mức độ mà Việt Nam đang định giá thấp tỷ giá hối đoái của mình, tác động lớn nhất của nó sẽ là chuyển nguồn nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia khác sang Việt Nam. Nhưng điều đó cũng không làm thay đổi tổng nhập khẩu của Mỹ.
Mô hình cũng ước tính mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái cần thiết để thu hẹp khoảng cách trên. Phương pháp này cho thấy đồng tiền của Việt Nam bị định giá thấp hơn 8,4%, qua đó hỗ trợ xuất khẩu, giúp gia tăng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai.
IMF cũng đưa ra một biện pháp thay thế theo mô hình “Tỷ giá hối đoái hiệu quả thực”, dựa trên phân tích thống kê về tỷ giá hối đoái. Mô hình này cho thấy đồng tiền của Việt Nam được định giá cao hơn 15,2%, cho thấy rằng các chính sách tỷ giá hối đoái đang thực sự làm tổn hại đến xuất khẩu của Việt Nam.
“Hai kết quả trái ngược cho thấy các phương pháp này đang đưa ra những câu trả lời không có chiều sâu và mù mờ về định giá tỷ giá hối đoái”, giáo sư Furman khẳng định.
Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh hiện đại, ổn định, minh bạch, là điểm đến của nguồn nhân lực và dòng vốn quốc tế, hiển nhiên việc Việt Nam “phá giá đồng tiền” là một điều bất hợp lý. Do không nguồn vốn hay quyết định đầu tư khôn ngoan nào muốn lựa chọn một điểm đến đầy rủi ro khi đồng tiền bị chủ động phá giá.
Đầu tiên, phải khẳng định rằng Việt Nam không phải là một nước thao túng tiền tệ. Điều này được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính chức trả lời vào ngày 17-12-2020, một ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” trong đó nhận định Việt Nam, cùng với Thụy Sĩ, là đang thao túng tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định rằng các chính sách tiền tệ của Việt Nam, được ban hành vì nhiều mục đích kinh tế vĩ mô khác nhau, nhưng chắc chắn “không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”.
Quan trọng hơn hết là Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh hiện đại, ổn định, minh bạch, là điểm đến của nguồn nhân lực và dòng vốn quốc tế.