Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2020 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xác định, kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.
Khi các chỉ tiêu vĩ mô trên được đảm bảo (dịch bệnh được kiểm soát), thị trường BĐS sẽ phát triển ở mức cao hơn năm 2019, thậm chí sẽ có sự bùng nổ ở một vài phân khúc nhất định, nhất là loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, có hạ tầng tốt, được khai thác vận hành đồng bộ, xây dựng theo hướng xanh-thông minh. Với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, những nhà đầu tư uy tín và đủ tiềm lực tài chính sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn cung dồi dào và giá tốt.
GDP Việt Nam dự kiến tăng 1,8% trong năm 2020 và tăng khoảng 6% trong năm 2021. Vì vậy, có thể khẳng định, sức chịu đựng và khả năng phục hồi tốt của nền kinh tế Việt Nam là yếu tố quan trọng để thúc đẩy dòng tiền đổ vào thị trường BĐS năm 2021.
Thực tế, theo thống kê của Bộ Xây dựng và báo cáo thị trường BĐS năm 2020 của trang Batdongsan.com.vn, đến tháng 12/2020, hầu hết các loại hình BĐS đều chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, khiến mức độ quan tâm của nhà đầu tư giảm mạnh. Tuy nhiên, đến quý IV/2020, cả nước có 295 dự án, với 125.449 căn hộ được cấp phép; dự án du lịch nghỉ dưỡng có 49 dự án, với 3.772 căn hộ du lịch, 3.505 biệt thự du lịch và 48 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép. Tổng hợp từ 56/63 địa phương có báo cáo số liệu cho thấy, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán trong quý IV/2020 tăng tới 82% so với quý III/2020, nhất là có 36.884 giao dịch bất động sản thành công…
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, kinh doanh BĐS đặc biệt nhạy cảm với việc thay đổi chính sách của Nhà nước. Các chính sách mới được ban hành nếu hỗ trợ nhà đầu tư sát thực tế sẽ tạo ra ngay các tín hiệu tích cực cho thị trường. Còn theo PGS. TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thị trường BĐS Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh. Các chính sách bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất condotel, officetel; hạn chế tích tụ ruộng đất; thúc đẩy các dự án chậm triển khai và các chính sách liên quan như nới lỏng tín dụng ngân hàng; giảm thuế, quỹ và các công cụ tài chính; tăng trách nhiệm cho chủ đầu tư… sẽ đảm bảo cho thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn của năm 2020.
Triển vọng trong năm 2021, có thể nói, chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị được cung cấp tại nhiều dự án bất động sản nhà ở đang được cải thiện liên tục, đặc biệt là những dự án ở khu vực ngoại ô – khu vực thu hút chủ đầu tư phát triển các dự án khá lớn có không gian mở, đi kèm các đầu tư về lối sống và cơ sở vật chất tốt hơn.
Sức hút của các mô hình bất động sản xanh, thông minh vẫn là liên kết mật thiết giữa cung – cầu và quan điểm lấy khách hàng làm trọng tâm. Khi cơ hội tiếp cận với mô hình bất động sản xanh và thông minh của người mua ngày càng lớn, các chủ đầu tư cần chủ động cải thiện chất lượng dịch vụ, thiết kế dự án, bổ sung nhiều yếu tố công nghệ hơn vào bất động sản.
Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ vào quản lý bất động sản tất yếu là việc cần thiết. Đưa các yếu tố xanh vào phát triển bất động sản đang rất được coi trọng khi nhu cầu về không gian sống xanh tăng cao, thúc đẩy các chủ đầu tư phải bắt kịp xu hướng.
Bộ Xây dựng vừa đưa ra đánh giá, hoạt động kinh doanh BĐS trên cả nước đã bắt đầu sôi động trong những tháng cuối năm với nhiều dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nhờ hàng loạt chính sách mới trực tiếp hỗ trợ thị trường, nhất là các Luật Đầu tư sửa đổi 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và các Thông tư, về phát triển các loại hình BĐS…
Thị trường BĐS Quý 4 diễn ra tích cực và sôi động hơn so với các quý trước đó. Có nhiều hơn dự án BĐS được mở bán trong thời gian gần đây khiến thị trường BĐS bớt ảm đạm.
Một số dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trở lại. Đáng chú ý đó là thông tin Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148 tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án BĐS có đất công xen kẽ. Điều này sẽ giúp thị trường có nguồn cung dồi dào hơn.
Đơn cử như sự rườm rà về thủ tục pháp lý ở các dự án tại TP.HCM chưa thể giải quyết triệt để. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới dù Việt Nam đã kiểm soát dịch rất tốt, người dân người dân tích cực trong việc đầu tư bất động sản. Điều này cần có thời gian để các nhà đầu tư quay trở lại.
Nhìn lại diễn biến thị trường trong thời gian gần đây, mô hình bất động sản xanh đang tồn tại một số quan niệm chưa đúng. Trong khi đó, nhu cầu liên quan đến hai mô hình bất động sản xanh và thông minh ở người mua ngày càng lớn, các chủ đầu tư đang tích cực đưa yếu tố đặc thù này vào phát triển dự án nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Thời gian qua, tại Việt Nam, hàng loạt chủ đầu tư như Capital House, Phúc Khang, Nam Long, Flamingo Group, Novaland, Gamuda Land… cũng theo đuổi các công trình xanh. Ngoài sự quan tâm của chủ đầu tư, một điểm cần lưu ý nữa là trong tương lai, các tiêu chuẩn xanh có thể sẽ trở thành một yêu cầu hoặc mục tiêu theo quy định của Nhà nước, đối với các dự án cấp phép trong tương lai hoặc thậm chí là yêu cầu thay đổi với các dự án hiện tại.
Tuy vậy, trong năm 2021 hoạt động đầu tư BĐS cũng sẽ tích cực hơn khi mọi thứ trở lại quỹ đạo bình thường, nhưng thị trường chưa có sự bứt phá. Người dân sẽ có nhu cầu đầu tư BĐS gia tăng khi dịch bệnh được kiểm soát.