Chiến tranh thương mại, khủng hoảng đại dịch, cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ, sự phập phù của dòng vốn FDI… là những nguyên nhân khiến kinh tế vĩ mô 2020 bị ảnh hưởng nặng và đây cũng là xu thế trong năm 2021. Đó là những nhận định của các chuyên gia đầu ngành tại hội thảo “ Bắt mạch dòng tiền vào bất động sản 2021” do chuyên trang BĐS cafe land thuộc tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức.
Sáng tối vĩ mô
Ông Nguyễn Xuân Thành, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho biết: Trong năm 2020 chỉ có VN là nền kinh tế 4 quý liền có tăng trưởng dương, trong khi đa số các nền kinh tế đều có tăng trưởng âm từ 2 đến 3 quý. Một số như Trung Quốc, Đài Loan tăng trưởng âm 1 quý.
Năm 2020, tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5-2,7%. 2021 tăng trưởng có thể đạt 6,5-7%. Tại sao năm 2020 chúng ta có tăng trưởng, tăng trưởng đến từ đâu khi các doanh nghiệp, các ngành nghề đều có suy giảm?
Ông Thành cho rằng, có lĩnh vực giảm như dịch vụ, không chỉ là du lịch, khách sạn nhà hàng, vận tải đều giảm nhưng thương mại bán lẻ hàng hóa chỉ giảm ít khoảng 1,5%. Trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực suy giảm ít nhất. Xuất khẩu bị sức ép do Covid nhưng vẫn xuất được sang Trung Quốc khi nền kinh tế nước này hồi phục. Hiệp định EVFTA xuất khẩu sang EU lại tăng trưởng tốt. Công nghiệp xuất khẩu tuyền thống như may mặc, giày dép, suy giảm nhưng sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nội địa, xuất khẩu máy móc thiết bị, điện tủ nội thất tăng mạnh nên cả năm nay công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 5%.
Về sức cầu, thời điểm quý 2 có nhiều quan ngại nền khi Việt Nam có kinh tế mở, phụ thuộc nhiều xuất khẩu nên nền kinh tế sẽ chịu tác động nhưng xuất khẩu lại là cứu cánh trong năm nay khi tăng gần 6% trong 11 tháng qua nên động lực xuất khẩu lại là yếu tố thúc đẩy cho răng trưởng
Tiêu dùng dân cư giảm, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm nhưng lại được bù đắp bởi đầu tư công của nhà nước. Chưa bao giờ đầu tư công lớn trong năm nay dù có giải ngân chậm nhưng vì kế hoạch đặt ra số tiền rất lớn nhưng năm 2020, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng tăng 33% so với năm ngoái, bù đắp lại cho sự sụt giảm. Đó là lý do vì sao năm nay Việt Nam vẫn có tăng trưởng.
Nhưng tác động của covid cũng không tránh khỏi, khi năm nay 2 triệu lao động thất nghiệp, hồi phục vừa rồi chỉ đủ để 200-200 nghìn lao động quay lại làm việc, giảm mạnh so với trước covid. Điều này lý giải tại sao sức mua lại bị sụt giảm, đặc biệt đối với nhóm lao động có thu nhập trung bình và thấp. sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát, năm nay sức mua sẽ giảm, chi tiêu người dân sẽ giảm dẫn ddeens doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ cũng sẽ giảm mạnh. Covid đợt 2 cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng, dù những tháng gần đây có hồi phục trở lại
Điểm sáng năm 2020 nằm ở công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng tốt. Điểm sáng thứ hai là xuất khẩu, 11 tháng tăng gần 6%. Lý do là cho đến thời điểm này VN có thị trường xuất khẩu khá đa dạng. Năm qua, xuất khẩu giảm mạnh nhất là khu vực Asean khi khu vực này chịu tác động mạnh nhất về mặt kinh tế do Covid. Ví dụ như Singapore, Thái Lan, Malaysiađều kiểm soát dịch tốt nhưng nền kinh tế các nước này chủ yếu dựa vào dịch vụ, du lịch nên ảnh hưởng rất nhiều. Trong khi đó, Indonesia, Philippinnề kinh tế nội địa tốt nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Xuất sang EU chậm nhưng khi có EVFTA đã khởi sắc. đổi lại, xuất khẩu sang Hoa kỳ và Trung Quốc tăng trưởng mạnhđể bù đắp cho các phần thiếu hụt. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng mạnh trong 6 tháng 2020.
Dự báo nhiều biến động
Năm 2021 có hai tác động trái chiều nhau lên nền kinh tế, trong đó tác động tích cực đến từ việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19. Hậu Covid, tính hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam kể cả tiềm năng tăng trưởng và vị thế VN được hưởng lợi từ chuyển dịch xu thế toàn cầu. Đồng thời, ổn định vĩ mô thời gian qua là tiền đề rất tốt khi nền kinh tế tăng trưởng và sự hỗ trợ từ sức cầu nội địa tăng lên, chứ không chỉ phụ thuộc dòng vốn nước ngoài.
Tuy nhiên một yếu tố làm cho bức tranh kinh tế chịu rủi ro rất nhiều, đó là việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa VN vào danh sách nước thao túng tiền tệ, đó có thể là tiền đề để Hoa kỳ đưa ra một số biện pháp trừng phạt. Hoa kỳ dù ít dù nhiều sẽ có hành động mang tính từng phạt với nền kinh tế Việt Nam, nhưng ông Thành đánh giá tác động không nhiều vì Việt Nam đã có những hành động rất nhanh khi đối mặt với những thông tin xấu.
Xu hướng tác động của chiến tranh thương mại Trung – Mỹ nên nền kinh tế tiền tệ Việt Nam cũng đầy biến động. Các doanh nghiệp cũng đang dịch chuyển về cơ cấu xản xuất ra khỏi Trung Quốc là lợi thế cho các nước lân cận như Việt Nam và chúng ta đang tận dụng tốt cơ hội đó.
Mặc dù ghi nhận ‘phong độ’ của kinh tế vĩ mô trong thời gian qua nhưng ông Thành cũng lưu ý rằng đang có sự phóng đại về chính sách tiền tệ, GDP. Điều này dễ dẫn đến việc sao nhãng đầu tư vào hạ tầng bộ mặt. Áp lực lên tín dụng đã làm thay đổi lạm phát đồng tiền, theo đó tỷ suất lợi nhuận và dự trữ ngoại hối làm tác động lớn lên thị trường tiền tệ Việt Nam.
Giá vàng đang biến động ảnh hưởng trực tiếp lên các nhà đầu tư, thêm vào đó dự bất ổn của thị trường chính khoán Việt Nam cũng như thế giới. Kéo theo chính sách tiền tệ và tài khóa ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính.
Đồng quan điểm, T.s Sử Ngọc Khương nhắc lại thời kỳ ‘tín dụng qua đêm’ năm 2011-2012 có nhiều biến động, có khi một ngủ một đêm đã biến động rất cao. Tín dụng bất động sản cũng tăng và biến động không ngừng. Ông hy vọng thị trường 2021 với chính sách tài khóa của chính phủ, cũng như tình hình kiểm soát dịch bệnh sẽ ổn định để dòng tiền có mức phát triển hơn.