Ở một góc độ khác, nhiều chủ đầu tư bất động sản gặp khó với ngành nghề kinh doanh chính, đã xoay xở và trụ vững nhờ nhiều hoạt động kinh doanh khác.
Tại thị trường Việt Nam, việc giao dịch, bán nhà sụt giảm mạnh, cùng với đó nguồn cung mới trên thị trường cũng giảm sút. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản trên toàn quốc giải thể, tạm ngừng hoạt động do tác động của đại dịch, tăng 136% so với cùng kỳ.
Khá e ngại khi đề cập đến các con số là tâm lý chung của các lãnh đạo doanh nghiệp khi tình hình kinh doanh không khả quan, khoảng 50% số doanh nghiệp niêm yết ngành địa ốc cho rằng nếu đạt từ 50 – 70% kế hoạch là may. Do đó, phương châm của nhiều doanh nghiệp hiện tại là tiến hành tái cấu trúc và đảm bảo cân đối các khoản thu chi tài chính để chờ đợi…
Khi dịch Covid-19 xuất hiện, không chỉ riêng Việt Nam mà cả trên thế giới, thị trường bất động sản đều chịu tác động bởi dịch. Sự bùng phát chưa từng có của đại dịch đã gây ra thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu. Thị trường bất động sản thế giới cũng không tránh khỏi hệ lụy, dòng vốn chảy vào thị trường, trong đó có thị trường châu Á – Thái Bình Dương suy giảm nghiêm trọng.
Doanh nghiệp bất động sản nào cũng gặp những khó khăn nhất định, một mặt do tâm lý phòng thủ trên thị trường, đồng thời doanh nghiệp cũng không có nguồn hàng để bán.
Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2020, thị trường bất động sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực. Xét đến cùng, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư được tin tưởng nhất hiện nay và có triển vọng để phục hồi khá khả quan trong thời gian tới.
Đáng chú ý, có thể thấy thị trường bất động sản tại các thành phố nhỏ hay bất động sản tại thị trường địa phương vẫn đang hoạt động, thậm chí có những thời điểm giá bất động sản vẫn tăng bất chấp dịch.
Một trong những nguyên nhân đó là Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh rất tốt. Mặt khác, hiện nay vẫn còn tâm lý nơi nào càng đông dân cư thì thị trường càng bị ảnh hưởng lớn và các phân khúc bất động sản thương mại càng hứng chịu thiệt hại lớn.
Trải qua một thập kỷ thăng trầm, thị trường bất động sản đã liên tiếp đảo chiều với những dấu mốc khó quên, từ sự suy thoái đi lên thời kỳ đỉnh cao, rồi bỗng nhiên rơi xuống nốt trầm bởi đại dịch Covid-19. Xu hướng Nam tiến ồ ạt của năm nào đang bị thay thế bởi dòng chảy tài chính ngược về phía Bắc, đổ về các thị trường mới và rời xa vùng trung tâm.
Trước xu thế dịch chuyển đó, doanh nghiệp bất động sản đang có những bước đi chậm mà chắc để đón đầu các cơ hội mới, cùng góp phần thiết lập thị trường bất động sản ngày càng bền vững hơn.
Càng về sau, thị trường càng có những bước đi nhanh hơn, có những giai đoạn tăng trưởng nóng đến mức chúng ta nghe đến khái niệm “bong bóng bất động sản”. Có thể nói, chu kỳ 10 năm của thị trường bất động sản có những giai đoạn lên và xuống. Tiếp đến chu kỳ 20 hay 30 năm nữa cũng sẽ có những lúc lên – xuống và điều đó sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ phát triển của thị trường.
Niềm tin này khiến các doanh nghiệp có sự tự tin hơn, đưa ra những giải pháp chủ động hơn về mặt ứng phó, chấp nhận sống chung với dịch bệnh.
Thế nên, cho dù 2 đến 3 năm tới, chúng ta vẫn chấp nhận có một quá trình hồi phục từng bước một, không thể nào kỳ vọng hồi phục thần tốc ngay và luôn được. Suy cho cùng, đây cũng là khủng hoảng chung của toàn thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có một lợi thế là đi trước các nước một bước. Các doanh nghiệp cũng cần xác định có giải pháp về mặt lâu dài.
Nhu cầu về bất động sản nội địa của nước ta vẫn tăng trưởng tốt, cho nên các doanh nghiệp vẫn có lộ trình đầu tư phát triển dự án theo kịch bản sống chung với dịch bệnh, bởi dịch bệnh vẫn sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong một vài năm tới. Đồng thời, Việt Nam đang có lợi thế kiểm soát dịch bệnh nên tâm lý của nhà đầu tư cũng thuận lợi hơn so với các nước khác.
Các nước trên thế giới vẫn còn trong trạng thái phải đối phó với dịch bệnh chưa có vắc-xin, còn ở Việt Nam có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Vậy nên, các doanh nghiệp trong hệ thống nội bộ đã bắt đầu đi vào guồng để phục hồi từng bước một.
Thách thức là vô cùng nhiều. Rõ ràng, doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặt với những biến cố không nằm trong kịch bản phát triển của năm nay. Dịch bệnh Covid-19 tác động rất sâu đến tất cả các ngành nghề kinh tế, không ngoại trừ lĩnh vực bất động sản. Bản thân các doanh nghiệp khi phải đối mặt với đợt bùng phát đợt 1 đã có sự lúng túng và lo lắng nhất định. Vì đó là một biến cố xảy ra quá bất ngờ và nằm ngoài các kịch bản dự đoán.