Không phủ nhận dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng, khiến cho nhiều dự án phải dừng hoặc chậm tiến độ triển khai. Nhưng thực tế việc thị trường BĐS giảm sút đã xuất hiện từ cuối năm 2018, với hàng loạt những tác động từ cơ chế của Nhà nước, môi trường chưa minh bạch.
Với vai trò quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thừa nhận, sự phát triển của thị trường BĐS hiện chưa thật sự bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Giá BĐS, nhất là giá nhà ở mức cao, có xu hướng tăng, nhất là tại đô thị lớn. Cơ cấu một số sản phẩm BĐS mất cân đối, thiếu phân khúc vừa và nhỏ, thiếu loại hình nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội, có dấu hiệu thừa nguồn cung nhà ở cao cấp. Tình trạng đầu tư tràn lan, tự phát hay các dự án chậm tiến độ, đầu tư không đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng còn diễn ra tương đối phổ biến, hàng tồn kho nhiều gây lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho biết, để kiến tạo một môi trường kinh doanh minh bạch cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng, thì Quốc hội và Chính phủ cần tiếp tục cải cách về thể chế. Xem xét sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về đất đai, về đầu tư, về xây dựng, về nhà ở, về kinh doanh BĐS, về dân sự để đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ và tính liên thông; Xem xét bổ sung “Chương trình mục tiêu nhà ở xã hội” vào định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước, để Chính phủ có căn cứ pháp luật, có nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách tín dụng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014, mà hiện nay đang bị ách tắc.
Sớm ban hành “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam”, để giải quyết ngay các vướng mắc về pháp lý đối với dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, xen kẹt đất thuộc Nhà nước quản lý; về quy trình, thủ tục xác định tiền sử dụng đất dự án nhà ở, để làm tăng nguồn cung dự án nhà ở, nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội; để giải quyết các vướng mắc của các dự án thực hiện theo Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT); để giải quyết điểm nóng condotel và tạo điều kiện “phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
“Các Bộ, ngành và địa phương cần đẩy mạnh rà soát toàn diện và triệt để nhằm cải cách thủ tục hành chính thực chất, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đảm bảo tính phục vụ và trách nhiệm giải trình. ổn định trạng thái tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không dám đề xuất giải quyết hồ sơ, yêu cầu của doanh nghiệp của một số cán bộ công chức thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng, bất động sản, do có xuất hiện yếu tố “rủi ro” trong thi hành công vụ” – ông Lê Hoàng Châu nhìn nhận.
Giai đoạn cuối năm 2019, thị trường sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những yếu tố về chính sách, chiến tranh thương mại giữa các cường quốc. “Sự thay đổi của chính sách tín dụng cho BĐS theo hướng được kiểm soát chặt chẽ hơn, quy mô tín dụng giảm sẽ tác động không nhỏ tới thị trường BĐS, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi.
Từ đầu năm 2019 đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho còn nhiều, nhà đầu tư hạn chế tăng thêm nguồn cung nên thời điểm hiện tại quỹ đất tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang… đang bị thiếu hụt. Các dự án mới chậm tiến hành do gặp vướng mắc về công tác đền bù, GPMB, mà nguyên nhân xuất phát từ việc kham hiếm quỹ đất khiến giá đất tăng cao, nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các dự án mới.
Các chuyên gia cũng nhìn nhận, chính sách về tài chính BĐS đang có những tác động lớn đối với việc đẩy mạnh đầu tư của các DN. Hiện nay, Chính phủ đang sử dụng 40% nguồn vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, trong một thời gian ngắn nữa sẽ giảm xuống còn 30%, đây được coi là một “phép thử” dành cho thị trường, đặc biệt là trong thời điểm giá BĐS đã tăng cao gấp nhiều lần so với mức thu nhập bình quân của người dân.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết: Để bảo đảm thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững, minh bạch, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung ba nghị định liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, xây dựng lại nhà chung cư và dự án nhà ở thương mại. Đồng thời, tập trung các chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ giá thấp, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ chi phí thực hiện trong đầu tư xây dựng; đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS gắn với việc tăng cường kiểm soát thị trường, kịp thời ngăn chặn không để thị trường “sốt” “nóng” “đóng băng”. Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cũng kiến nghị UBND thành phố Hồ Chí Minh sớm ban hành “quy trình đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại” gồm bốn bước, tháo gỡ vướng mắc về “thủ tục quyết định chủ trương đầu tư” cho 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở được khởi công xây dựng các công trình, đồng thời tiến hành thủ tục tính tiền sử dụng đất dự án.
Ở khía cạnh khác, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho rằng, không phủ nhận dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng, khiến cho nhiều dự án phải dừng hoặc chậm tiến độ triển khai. Nhưng thực tế việc thị trường BĐS giảm sút đã xuất hiện từ cuối năm 2018, với hàng loạt những tác động từ cơ chế của Nhà nước, như: việc siết chặt nguồn vốn vay ngân hàng cho hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS; tăng cường thanh tra, kiểm tra và siết chặt quy trình cấp phép các dự án BĐS…
“Những thủ tục hành chính đang là một rào cản lớn đối với việc triển khai dự án của các doanh nghiệp, mặc dù thủ tục nói là được xử lý qua cơ chế “một cửa” nhưng thực tế để một dự án có được Giấy phép xây dựng thì phải có vài chục con dấu từ nhiều cơ quan, như: Quy hoạch kiến trúc, Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng… nên đã xuất hiện những tiêu cực” – ông Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận.