Thực tế cho đến nay, trường hợp Ngân Hàng thương mại (NHTM) phát hành thêm, huy động được nguồn tiền mới để tăng vốn năm nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
EFG Hermes – tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu tại các thị trường chứng khoán cận biên – có báo cáo cập nhật về các NHTM Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay không phải là Covid-19, mà là thiếu vốn. EFG Hermes nhấn mạnh nhận định đó trong báo cáo, cùng với đánh giá chỉ số ít thành viên có nền tảng vốn mạnh.
Các chuyên gia của EFG Hermes cho rằng dịch Covid-19 sẽ chỉ làm sụt giảm phần nào tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng, nhưng không quá lớn. Trong năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo hồi phục mạnh. Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, cầu tín dụng vẫn tăng bền bỉ từ đầu năm tới nay là những yếu tố sẽ hỗ trợ các ngân hàng sớm vượt qua khó khăn. Trong khi đó nhu cầu tăng vốn vẫn là bài toán nan giải. Theo tính toán đưa ra trong báo cáo, 11 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi báo cáo phân tích ước tính cần bổ sung lượng vốn khoảng 216.454 tỷ đồng (hơn 9,3 tỷ USD), tương đương 42% tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này tại cuối quý 2/2020.
Nếu theo đánh giá của EFG Hermes, Eximbank có đủ lượng vốn cần thiết (dựa trên 4 yếu tố mà tổ chức này đưa ra nói trên) thì có thể nhìn đến khía cạnh khác. Ngân hàng này có quy mô tổng tài sản sụt giảm đáng kể thời gian qua. Theo đó, với trường hợp khó hoặc chưa tăng được vốn, tái cơ cấu lại danh mục tài sản cũng là một hướng cân đối – điều đã từng thể hiện ở lát cắt lớn tại VietinBank trong năm trước khi mà không tăng được vốn sau nhiều năm.
Tuy nhiên, VietinBank, hay khối NHTM nhà nước như Vietcombank, BIDV và Agribank, triển vọng tăng vốn điều lệ đang mở ra. Một phần (Agribank) được ngân sách cấp mới, phần đang kỳ vọng là nguồn lợi nhuận giữ lại những năm qua được chuyển thành chia cổ tức để tăng vốn điều lệ.
Cú “đẩy” về thị giá được tạo ra trong bối cảnh ngân hàng đua chuyển sàn, nhưng sâu xa hơn là cuộc đua tăng vốn để kịp thời đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hoạt động mới theo Basel II, vốn cũng sắp đến hạn chót, và năm nay còn đặc biệt hơn là nguy cơ nợ xấu từ Covid-19.
Hàng loạt các ngân hàng vẫn đặt việc tăng vốn là yêu cầu cấp thiết và cần thực hiện, đa số phương án thực hiện từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Chẳng hạn, VIB mới đây cũng vừa công bố 20-11 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20% từ nguồn vốn chủ sở hữu, dự kiến tăng vốn từ 9.245 tỉ đồng lên 11.094 tỉ đồng.
Ngay khi đại dịch này bùng phát, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có định hướng: các NHTM không được trả cổ tức bằng tiền mặt, mà dồn nguồn lực để thêm chủ động ứng phó với rủi ro khó lường bởi dịch bệnh.
Với các NHTM, định hướng ứng xử với Covid-19 nói trên trở thành cơ hội. Bởi nhiều năm qua, việc chia cổ tức vẫn đan xen bằng tiền mặt, chia tiền mặt như một áp lực bất thành văn, nhưng chia bằng tiền mặt thì khó tận dụng nguồn lực đó để tăng vốn. Nay, phải (được) thực hiện chia hoàn toàn bằng cổ phiếu, cơ hội nguồn lực được giữ lại, vừa tăng được vốn vừa có thêm điều kiện để nắm bắt cơ hội kinh doanh khác.
Thực tế cho đến nay, trường hợp NHTM phát hành thêm, huy động được nguồn tiền mới để tăng vốn năm nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay, như SHB hay SeABank, hoặc cũng chính là HDBank qua trái phiếu chuyển đổi…
Tính toán nhu cầu vốn nói trên được EFG Hermes đưa ra dựa trên 4 yếu tố: nhu cầu tăng trưởng, trích lập trái phiếu VAMC, rủi ro tiềm ẩn của các khoản mục ngoại bảng và cuối cùng là quy mô các khoản mục lãi dự thu, khoản phải thu.
Tính đến cuối tháng 8/2020, vốn điều lệ toàn khối NHTM cổ phần chỉ tăng được 1,9%, khối NHTM nhà nước chỉ tăng 0,03% so với cuối 2019.
VCBS dự báo thị trường sẽ không ghi nhận áp lực thanh khoản cuối năm nay. Điều này khác với chu kỳ hàng năm khi cuối năm thường là thời kỳ hệ thống ngân hàng chịu áp lực thanh khoản đáng kể.
Mới đây, liên tiếp hai ngân hàng chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE) trong năm nay. Theo đó, ngày 9-11, gần 977 triệu cổ phiếu ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chính thức giao dịch trên sàn HOSE, sau đó một ngày là gần 924,5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB). Cả hai ngân hàng nói trên đều đã đăng ký giao dịch trên UPCoM từ năm 2017, được xem là giai đoạn đủ dài để chuyển niêm yết sang sàn chứng khoán tiêu chuẩn cao nhất hiện nay.
Theo quan sát, một điều thú vị là có những ngân hàng không hẳn vì chịu áp lực pháp lý vì đã niêm yết trên HNX như SHB, ACB, hay đã đăng đăng ký giao dịch trên UpCom (VIB, LPB) trong gần 3 năm, nhưng vẫn có kế hoạch chuyển sang sàn HOSE.
Trong những năm trước, các ngân hàng thường viện lý do chậm trễ niêm yết là do điều kiện thị trường bất lợi. Thế nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và cả hoạt động ngân hàng, nhiều nhà băng vẫn buộc phải chạy đua để tăng vốn, và niêm yết HOSE được xem là một phương án giúp tiếp cận vốn tốt hơn.