Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp BĐS đã đẩy mạnh huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu, trong bối cảnh tín van tín dụng vào bất động sản co hẹp lại.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2020, tổng dư nợ tín dụng ở lĩnh vực bất động sản vào khoảng 1,6 triệu tỉ đồng, chiếm hơn 19% tổng dư nợ toàn nền kinh tế và tăng hơn 10% so với quí đầu năm.
Trong đó, dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS khoảng 580.168 tỉ đồng (36%), còn lại là phục vụ nhu cầu nhà ở (cho vay mua nhà và sửa chữa nhà).
“Dư nợ tín dụng đến thời điểm 30/9/2020 là khoảng hơn 600.000 tỷ đồng. Dư nợ này được đánh giá là khá an toàn”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh khẳng định.
Hiện nay, trong sự phát triển của thị trường bất động sản thì vẫn còn một số vấn đề được đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Lần gần nhất, quyết định hạ một số loại lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2020. Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 3 trong vòng một năm qua NHNN hạ lãi suất. Đồng thời, một số ngân hàng thương mại cũng đã giãn, hoãn những khoản nợ cho khách hàng.
Tại hội thảo BĐS diễn ra vào ngày 27/11 vừa qua, TS. Cấn Văn Lực cũng đưa ra nhận định, “ngành BĐS sẽ tiếp tục dựa vào vốn vay ngân hàng với tỉ trọng khoảng 60 – 65% trong thời gian tới. Dự báo 10 năm tiếp theo, tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất, kế đến là trái phiếu và FDI”.
Mặc khác, TS. Cấn Văn Lực lưu ý “BĐS sẽ rất thiếu nguồn vốn trung và dài hạn”. Ông phân tích, hệ thống ngân hàng thương mại không có quá nhiều vốn trung và dài hạn vì bản chất của các ngân hàng là kinh doanh thương mại, chủ yếu huy động vốn ngắn hạn.
Trong khi đó, theo qui định hiện hành, chủ đầu tư phải có tối thiểu 15 – 20% vốn trên tổng mức đầu tư dự án, còn lại phải huy động từ các nguồn khác. Do vậy, doanh nghiệp BĐS muốn có vốn trung và dài hạn buộc phải thu hút từ những kênh khác nhiều hơn.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, tính đến tháng 9/2020, có 242 dự án với hơn 57.000 căn hộ được các Sở xây dựng cấp phép đủ điều mở bán nhà ở hình thành trong tương lai. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 30/9/2020 là khoảng hơn 600.000 tỷ đồng. Dư nợ này được đánh giá là khá an toàn.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, trong thời gian qua thị trường bất động sản và nhà ở đã phát triển rất nhanh về quy mô, số lượng, loại hình. Bên cạnh sự phát triển nhanh, thị trường bất động sản và nhà ở cũng có những giai đoạn thăng trầm.
Năm 2020, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên trước những khó khăn, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo giải quyết quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho bất động sản nhà ở.
Hiện nay trên cả nước ước tính có trên 5.000 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 4,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2019. Về dư nợ tín dụng, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, bình quân trong 5 năm gần đây là khoảng 7% và trong ngưỡng an toàn.