Trong lĩnh vực bất động sản thì hoạt động đầu tư kinh doanh dự án nhà ở thương mại có nhiều yếu tố đặc thù, nên rất cần có cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá, trong thời gian vừa qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật vẫn còn hạn chế, bất cập.
Theo ông Lê Hoàng Châu, trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và các cơ chế, chính sách, pháp luật ngày càng được dần hoàn thiện, thị trường bất động sản đã hình thành từ đầu thập niên 90 và phát triển cho đến ngày nay.
Nhưng trong hơn 10 năm qua, thị trường bất động sản đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định và phát triển thiếu bền vững, thể hiện qua sự thăng trầm của thị trường, thậm chí có thời điểm đã xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, có lúc sốt nóng “bong bóng”, có lúc bị “đóng băng”, có lúc phục hồi và tăng trưởng trở lại.
“Như khủng hoảng “bong bóng” năm 2007; “đóng băng” năm 2008; “phục hồi” năm 2009; “bong bóng” năm 2010; “đóng băng” trong các năm 2011-2013; “phục hồi” từ năm 2014; “tăng trưởng cao” trong các năm 2015-2017; “gặp khó khăn lớn” trong các năm 2018-2020 và kể từ tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản.
Đánh giá năng lực của các chủ thể thị trường bất động sản còn hạn chế, Phó ban Kinh tế Trung ương nêu thực tế thị trường thừa nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở xã hội, nhà ở bình dân.
Sáng 27/11, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và Đại học Mở TP.HCM tổ chức Hội thảo “Phát triển thị trường bất động sản, nhà ở minh bạch, bền vững thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ông Nguyễn Đức Hiển Phó ban Kinh tế Trung ương, cũng đánh giá hệ thống đô thị phát triển với mật độ thấp, manh mún, nhiều nơi còn mang tính tự phá. Số lượng đô thị tuy nhiều nhưng chất lượng đô thị còn kém, khả năng chống chọi yếu, thiếu bền vững.
Hệ thống kết cầu hạ tầng thiếu đồng bộ, nhất là giao thông; hạ tầng đô thị quá tải và thiếu liên kết; công tác quy hoạch đô thị chậm cải tiến, chất lượng quy hoạch thấp, thiếu bản sắc, kiến trúc riêng, thực hiện chưa nghiêm.
Từ việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị, ông Hiển cho biết đã đặt ra những yêu cầu cao về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là thị trường bất động sản công nghiệp và nhà ở cho cư dân đô thị.
“Bất động sản là tài sản nền tảng quan trọng của quốc gia. Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của nhân dân, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển”, ông Hiển nhấn mạnh.
Ghi nhận những bước phát triển của thị trường bất động sản, nhà ở thời gian qua, song ông Hiển cũng chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập.
Điển hình là sự phát triển của thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiểm ẩn nguy cơ mất ổn định; việc phát triển bất động sản có lúc, có nơi chưa theo quy hoạch, không có kế hoạch, chưa căn cứ vào nhu cầu của thị trường và nguồn lực thực hiện.
Chung nhận định, ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM), cũng đánh giá hơn 10 năm qua, thị trường bất động sản đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định và phát triển thiếu bền vững, thể hiện qua sự thăng trầm của thị trường, thậm chí có thời điểm đã xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, có lúc sốt nóng “bong bóng”, có lúc bị “đóng băng”.
Trong hàng loạt vướng mắc được nêu ra, ông Châu đề cập đến việc có cả “rừng” văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản. “Nhìn chung rất rườm rà phức tạp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, xung đột, như một ma trận làm nản lòng nhà đầu tư”, ông Châu nhận định.
Ông cho biết do những vướng mắc về thể chế pháp luật, mà tại TP.HCM, từ tháng 12/2015 đến tháng 9/2018, đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị ngừng triển khai do “ách tắc” thủ tục đầu tư xây dựng.
Tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA – cho biết: Từ hơn 10 năm trước, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta đã có dấu hiệu chững lại, chậm dần. Nguyên nhân là do chịu tác động khách quan của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1997 và nhất là năm 2008.
Một nguyên nhân khác đó là bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan nội tại của nền kinh tế. Đây là điều rất đáng quan ngại.