Dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến chất lượng tài sản của các công ty tài chính tiêu dùng bị sụt giảm, kết quả kinh doanh của nhiều công ty giảm mạnh. Trong khi đó, nhiều đối tác chiến lược đang đàm phán cũng gặp khó khăn và phải cân đối lại dòng tiền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những bất lợi này chỉ khiến thị trường M&A công ty tài chính chậm lại một nhịp và sẽ sớm sôi động trở lại.
Ngoài sự quan tâm của các đối tác ngoại, M&A công ty tài chính còn tiềm ẩn yếu tố bất ngờ bởi sự quan tâm của nhiều đối tác nội. Thời gian qua, rất nhiều ngân hàng trong nước cũng đã nhiều lần hé lộ kế hoạch ‘săn tìm” và mua lại công ty tài chính tiêu dùng, như TPBank, ACB, OCB…
Làn sóng ngân hàng mẹ tìm đối tác chiến lược nước ngoài để bán bớt vốn tại công ty tài chính, cho thuê tài chính đang nóng trở lại năm 2020. Đầu tuần này, HĐQT VietinBank đã phê duyệt việc chuyển nhượng 49% vốn của VietinBank Leasing cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (Nhật Bản) và 1% vốn cho một nhà đầu tư trong nước.
Lãnh đạo VietinBank cho biết, thời gian tới, sẽ phối hợp với các đối tác nhận chuyển nhượng để chuẩn bị hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đối với việc chuyển đổi hình thức pháp lý của VietinBank Leasing. Việc bán cổ phần cho đối tác Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp VietinBank Leasing lột xác sau một thời gian dài hoạt động không mấy hiệu quả.
Tại mùa họp đại hội đồng cổ đông năm nay, một loạt ngân hàng đã tuyên bố kế hoạch bán công ty tài chính tiêu dùng cho đối tác ngoại như VPBank (thoái vốn tại FE Credit), SHB (thoái vốn tại SHB Fiannce), MSB (thoái vốn tại FCCOM). Tất cả các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng kể trên đều được các đối tác ngoại tấp nập hỏi mua. Tuy nhiên, hầu hết các thương vụ đang bị chững lại vì dịch bệnh.
Một loạt ngân hàng cũng tuyên bố đang đàm phán bán bớt cổ phần tại công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc cho đối tác ngoại. Cụ thể, VPBank bán bớt cổ phần tại FE Credit, SHB bán bớt vốn tại SHB Finance, MSB thoái vốn khỏi FCCOM.
Báo cáo mới đây của FiinGroup cũng cho biết, năm 2020, thị trường tài chính tiêu dùng lần đầu tiên trong một thập kỷ ghi nhận tăng trưởng ở mức một con số. “Tuy nhiên, với tiềm năng tăng trưởng lớn, thị trường này vẫn rất hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước và quốc tế”, báo cáo của FiinGroup viết.
Trên thực tế, không chỉ SHB, MSB, VPBank muốn tiếp tục giữ 50% vốn tại công ty tài chính tiêu dùng, mà nhiều ngân hàng khác khi M&A cũng giữ lại 50% vốn tại công ty tài chính, như MB, HDBank…
Thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) tài chính lại nóng lên khi hàng loạt ngân hàng như VietinBank, SHB, MSB, SHB… đang có kế hoạch chuyển nhượng công ty tài chính, cho thuê tài chính.