Để có thể sở hữu được quỹ đất lớn, doanh nghiệp phải mạnh về vốn, bởi vốn mua quỹ đất là tiền chết, số tiền này phải được trả cho đối tác ngay khi mua đất.
Trên thực tế, dù thị trường sôi động hay trầm lắng, thì hoạt động mở rộng quỹ đất của các doanh nghiệp bất động sản vẫn diễn ra. Tất nhiên, M&A là một giải pháp tốt, nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng nếu tiềm lực tài chính không đủ.
Thông qua các thương vụ M&A, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lí, giải phóng mặt bằng dự án,… Song, đây có phải là nước cờ dễ đi?
Tập đoàn Novaland cũng xác định M&A vẫn tiếp tục là con đường phát triển quỹ đất trong năm 2020 và các năm tới. Ngoài việc chú trọng lựa chọn M&A các dự án có vị trí đắc địa, pháp lý chắc chắn tại khu vực trung tâm TP.HCM, Novaland cũng đẩy mạnh xu hướng M&A dự án thiên về mô hình đô thị sinh thái thông minh tại các vị trí phát triển khu đô thị vệ tinh, trọng điểm là khu vực Đồng Nai.
Có thể thấy, với mỗi doanh nghiệp địa ốc đều có riêng một chiến lược săn tìm dự án, tùy theo định hướng phát triển và khả năng tài chính của mình. Chẳng hạn, với Tập đoàn Danh Khôi, một trong những doanh nghiệp mới nổi trên thị trường mua bán – sáp nhập (M&A), đang chọn mua lại những quỹ đất vàng tại các thành phố lớn để phát triển dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, trong đó có nhiều dự án tại Đà Nẵng. Chỉ trong thời gian ngắn, Danh Khôi đã tiến hành M&A 6 dự án lớn, mỗi thương vụ lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Báo cáo thị trường mới nhất của DKRA chỉ ra, khu Đông với sức nóng mang tên thành phố Thủ Đức vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường với 77,6%, trong khi đó khu Tây chỉ chiếm 5,9%, tức thấp hơn 13 lần.
Thậm chí, dự báo giai đoạn tới, toàn thị trường sẽ đón nhận nguồn cung khoảng 7.000 căn, song tập trung chủ yếu ở khu Đông và Nam. Khu Tây mà đặc biệt là vùng Tây Nam vẫn tiếp tục duy trì khan hiếm do quỹ đất ngày hẹp và đầu ra pháp lý cũng khắt khe hơn. Nguồn cung khan hiếm nhưng lượng cầu lớn nên tỉ lệ tiêu thụ bất động sản tại khu vực này khá cao, mặt bằng chung ghi nhận tỉ lệ giao dịch đạt luôn đạt trên 90%. Mỗi một dự án mới chào sân đều được săn lùng ráo riết và trở thành “mỏ vàng” cho khách mua ở lẫn nhà đầu tư. Do tiềm năng lớn của khu vực Tây Nam, nên một số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã đón đầu cơ hội phát triển dự án tại khu vực này.
Không chỉ tiến hành M&A quỹ đất ở TP.HCM và các tỉnh thành ven biển, các “ông lớn” BĐS cũng tỏa ra nhiều tỉnh thành khác còn dồi dào quỹ đất sạch để thâu tóm. Hưng Thịnh gần đây đã chi khoản tiền lớn để thực hiện nhiều thương vụ M&A, trong đó có khu đất qui mô hơn 1.000 ha tại Lâm Đồng.
Trước đó, DN này cũng đã mua lại nhiều dự án tại Quy Nhơn (Bình Định), trong đó chú ý dự án tại Nhơn Hội có quy mô lên đến hơn 1.000 ha. Hiện, Hưng Thịnh đang sở hữu 100 dự án BĐS với quỹ đất lên tới 4.500 ha.
Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng được xuôi chèo mát mái với những dự án mình mua về. Không ít chủ đầu tư từng mắc kẹt không tìm được lối ra với chính dự án từng được đánh giá là hời. Kéo theo đó, nguồn vốn lớn bỏ ra để mua dự án cũng bị chôn.
Trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp bất động sản đều đang đẩy mạnh phát triển quỹ đất mới, đặc biệt là các thị trường tỉnh lân cận. Nguyên nhân là quỹ đất sạch tại các thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM ngày càng hạn chế. Chính vì vậy, các chủ đầu tư đang nhanh chóng bổ sung quỹ đất cho chặng đường phát triển doanh nghiệp dài hơi 15-20 năm.
Trong bối cảnh hàng loạt dự án bị đình trệ vì vướng thủ tục, pháp lý, các doanh nghiệp bất động sản đua nhau lùng mua đất sạch để tiếp tục đầu tư thông qua phương thức mua bán, sáp nhập…
Khó khăn của thị trường BĐS những tháng đầu năm 2020 đang thúc đẩy hoạt động M&A. Tác động của Covid-19 trong mấy tháng qua đã tạo ra cơ hội mới để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mở cuộc săn lùng dự án. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều những thương vụ sang nhượng quỹ đất quy mô lớn.