Năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt trên 40%, với 833 đô thị. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhìn chung, diện mạo kiến trúc, đô thị, nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc…
Đô thị thông minh là một khái niệm rộng lớn theo cách hiểu của nhiều người, nhiều quốc gia, nhưng về cơ bản đều đề cập tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đô thị, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đô thị được gọi là thông minh phải dựa trên sự đánh giá mức độ thông minh của cơ sở hạ tầng tác động lên các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, xây dựng, năng lượng, quản trị… Mục tiêu cơ bản của đô thị thông minh là quản lý hiệu quả năng lượng, giảm ô nhiễm, đảm bảo an ninh, hay nâng chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân. Nhưng khó khăn lớn là cần nhiều tiền đầu tư cho hạ tầng công nghệ. Và đó là lý do mà nhiều nơi đang tiến hành xây dựng đô thị thông minh theo hướng phân đợt, bước đi… hay thông minh theo từng lĩnh vực được ưu tiên lựa chọn… (Ví như quản trị/chính quyền điện tử, giao thông thông minh…).
Cần hiểu rằng mục tiêu cuối cùng không phải là “thông minh”, là sự hiện diện của rất nhiều cảm biến và thiết bị vận hành thông minh trên các đường phố và toà nhà, mà chính là chất lượng cuộc sống đô thị được nâng cao cho người dân. Việc ứng dụng công nghệ là công cụ và việc lập khung quy hoạch tích hợp, bài bản chính là cách thức để được được mục tiêu bền vững đó.
Nội dung này được chính quyền TP HCM đề cập trong tờ trình vừa gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, sau khi hoàn thành việc rà soát, đánh giá khu vực dự kiến lập TP Thủ Đức theo tiêu chí đô thị loại I.
Theo UBND thành phố, TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba quận: 2, 9 và Thủ Đức với diện tích hơn 211,5 km2, dân số hơn 1,5 triệu người. Đây sẽ là hạt nhân dẫn đầu, thúc đẩy phát triển của thành phố và vùng Đông Nam Bộ. Dự kiến khu vực này sẽ đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước.
Khu vực dự kiến thành lập TP Thủ Đức cũng có vị trí quan trọng trong vùng tam giác TP HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu; là đấu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Đối chiếu với các quy định hiện hành, khu vực dự kiến lập TP Thủ Đức đạt 87,18/100 điểm, đảm bảo đạt tiêu chí đô thị loại I.
Theo UBND thành phố, sau khi đề án thành lập TP Thủ Đức được cơ quan thẩm quyền thông qua và TP HCM có đầy đủ căn cứ pháp lý về quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, UBND TP HCM sẽ lập đề án đánh giá phân loại đô thị theo quy định.
Trong văn bản gửi Thủ tướng hôm 4/11, Bộ Xây dựng nhất trí với đề xuất của TP HCM; đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo TP HCM sớm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch theo Luật Quy hoạch để hoàn thiện cơ sở pháp lý về quy hoạch và phân loại đô thị.
Đô thị loại I, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam là đô thị giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Ngoài 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, Việt Nam hiện có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
19 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, gồm: Thái Nguyên (Thái Nguyên), Nam Định (Nam Định), Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Bắc Ninh (Bắc Ninh), Hải Dương (Hải Dương), Thanh Hóa (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên – Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang).
Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo TP HCM sớm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch theo Luật Quy hoạch; Quy hoạch chung TP HCM để hoàn thiện cơ sở pháp lý về quy hoạch và phân loại đô thị.
Trong quá trình lập quy hoạch chung khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức, cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với nhiệm vụ Quy hoạch TP (theo Luật Quy hoạch) và nhiệm vụ chung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP HCM (theo Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau khi thành lập thành phố Thủ Đức, UBND TP HCM tổ chức lập Đề án đề nghị công nhận thành phố Thủ Đức là đô thị loại 1 trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận theo Nghị quyết số 1210/2016 của Quốc hội.