Trong bối cảnh cộng động doanh nghiệp cả nước nói chung và lĩnh vực Bất động sản nói riêng đang phải gánh chịu những hệ lụy liên tiếp từ biến đổi khí hậu thất thường, thiên tai bão lớn, lũ lụt và đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến doanh nghiệp cả nước còn đang chấp chới bên bờ vực phá sản.
TS. Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng: Bộ tài chính không nên đưa ra đề xuất trên, công cụ thu thuế rất nhạy cảm ở thời điểm các doanh nghiệp đang phải đối phó với thiên tai và đại dịch Covid-19 đe dọa.
TS Nguyễn Hữu Cường cho rằng việc đánh thuế các loại BĐS là tất yếu và trên thế giới nhiều quốc gia đã thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, phải có lộ trình và các giải pháp phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô phải ổn định và bền vững, nếu không chính sách thuế BĐS này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực rất lớn tới thị trường BĐS.
Về các giải pháp để kéo giá nhà chung cư thương mại đi xuống, ông Cường cho rằng cần phải có chính sách tác động tới các yếu tố đầu vào cấu thành giá nhà. Cụ thể:
Thứ nhất, giảm tiền thuê đất, ví dụ, cho các doanh nghiệp BĐS trả chậm tiền thuê đất; thủ tục thẩm tra hồ sơ thiết kế phải nhanh chóng, thông thoáng, các nhà đầu tư có dự án đã được phê duyệt phải tiếp cận được vốn ngân hàng. Việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, cần áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong xây dựng, giúp giảm nhiều thời gian thi công xây dựng, giảm lao động và giảm chi phí xây dựng.
Trong bối cảnh cộng động doanh nghiệp cả nước nói chung và lĩnh vực Bất động sản nói riêng đang phải gánh chịu những hệ lụy liên tiếp từ biến đổi khí hậu thất thường, thiên tai bão lớn, lũ lụt và đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến doanh nghiệp cả nước còn đang chấp chới bên bờ vực phá sản; nếu Bộ Tài Chính muốn nóng vội ban hành chính sách thu thuế thời điểm này chẳng khác nào giáng thêm đòn chí mạng, hạ knock-out doanh nghiệp đang hồi sinh. Vì thế, ở thời điểm này thì chưa nên bàn tới việc thu thuế BĐS.
“Nếu muốn thực hiện việc thu thuế BĐS cần phải có lộ trình cụ thể. Cần phải có chính sách khuyến khích, thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển, hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế quốc gia; không thể chỉ vì lợi ích của một bộ, ngành nào đó mà cố tình quên bức tranh khó khăn chung của cả nền kinh tế. Vì vậy, không nên bàn về việc thu thuế BĐS ở thời điểm này; thay vào đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể để giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này để củng cố và phát triển”, ông Cường thẳng thắn.
Bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM rất khó khăn, không theo nhu cầu thị trường, đặc biệt là với người thu nhập thấp. Giá nhà không phù hợp với khả năng chi trả của cán bộ, công nhân viên chức.
Phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay (6/11), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời vấn đề này.
Bộ trưởng Xây dựng cho biết: Yêu cầu về phát triển nhà ở xã hội rất lớn. Tính đến năm 2020 cần tới 12,5 triệu m2. Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ như miễn giảm thuế, hạ tầng khu vực. Với người mua có chính sách hỗ trợ lãi suất để vay mua nhà ở xã hội…
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu rõ: Hiện nay đã xây dựng được 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội, đô thị là 2,8 triệu m2 và công nhân các khu công nghueoej là 2,3 triệu m2. Kết quả này vẫn thấp và mới đạt 41,5%. Nhiều địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất, chưa quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án nhà ở xã hội và chưa quyết liệt cải cách thủ tục hành chính.
“Theo yêu cầu cần 9.000 tỷ đồng vốn dành cho nhà ở xã hội nhưng hiện đáp ứng được 4.000 tỷ đồng” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thông tin đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định diện tích căn hộ tối thiểu là 45m2. Chính phủ đã bố trí 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, các địa phương cũng thực hiện những chính sách riêng tại địa phương như quỹ đất.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, thời gian tới cần xử lý thêm một số giải pháp căn cơ như: Rà soát, bổ sung các quy hoạch, tạo điều kiện cấp phép các dự án; bố trí đủ quỹ đất, hiện nay nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn nhưng chưa bố trí đủ, tăng cường đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào dự án. Tới đây sẽ sửa đổi căn bản Nghị định 100 tạo cơ chế đột phá hơn cho doanh nghiệp, người dân mua nhà ở xã hội. “Chúng tôi cũng đang kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ về diện tích nhà ở dưới 70 triệu đồng/m2 với giá khoảng 15 triệu đồng/m2. Hiện cơ cấu nhà ở đô thị có diện tích nhỏ và giá dưới 1 tỷ đồng rất khan hiếm.” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết thêm.
Muốn kéo giá nhà chung cư thương mại đi xuống, cần phải có chính sách tác động tới các yếu tố đầu vào cấu thành giá nhà.