Nếu tháng 6, tháng 7 giá trên thị trường thứ cấp chỉ giảm cục bộ tùy vào khách hàng, sản phẩm, khu vực, dự án thì đến tháng 8 mức độ giảm giá thứ cấp ở quy mô lớn hơn, ở hầu hết các phân khúc trên thị trường.
Hầu hết các chuyên gia tin rằng việc giảm giá thứ cấp chỉ diễn ra cục bộ, không đại diện cho toàn thị trường. Mức giảm cũng dao động ở mức độ vừa phải, không quá lớn. Có một số phân khúc thì NĐT chấp nhận cắt lãi kì vọng để ra được hàng nhanh hơn, bí lắm NĐT chấp nhận cắt lỗ tiền chục triệu để có khách hàng trong trường hợp cần tiền gấp. Thế nhưng, cũng có một thực tế không phải trường hợp nào giảm giá cũng ra được hàng nhanh, do sức cầu trong mùa dịch cũng hạn hẹp hơn trước đó khi mà tâm lý của đa số còn e dè, thận trọng.
Ghi nhận cho thấy, việc giảm giá thứ cấp trên thị trường BĐS chủ yếu rơi vào phân khúc như đất nền, căn hộ, một số tài sản là nhà phố, mặt bằng cho thuê. Nhiều người mua ở thực cũng tranh thủ cơ hội này để tìm chốn an cư. Theo các chuyên gia, lúc thị trường thứ cấp giảm giá chính là cơ hội tốt cho người mua nhà ở thực.
Theo báo cáo quý 3 của DKRA Vietnam, giá nhà ở có dấu hiệu sụt giảm nhẹ trên thị trường thứ cấp, tính thanh khoản ở mức khá thấp so với quý 2/2020. Cụ thể, mặt bằng giá thứ cấp ở phân khúc đất nền có sự sụt giảm ở nhiều khu vực, mức giảm dao động khoảng 3 – 5% so với quý trước. Tương tự, tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp ở phân khúc căn hộ khá thấp, mặt bằng giá thứ cấp có sự sụt giảm, mức giảm dao động trung bình từ 2 – 3% so với quý 2.
Còn ở phân khúc nhà phố, biệt thự bên cạnh nguồn cung, giao dịch giảm thì giá thứ cấp cũng giảm đáng kể so với các quý trước đó, mức giảm dao động trung bình từ 1.5 – 2%, cục bộ một vài dự án giảm đến 4- 5%.
Trả lời trước đó tại một hội thảo, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam cho hay, thị trường BĐS thứ cấp có dấu hiệu giảm giá cục bộ từ 3-5% ở căn hộ, đối với những NĐT áp lực tài chính nên bán ra, thu lại dòng tiền. Trong thời gian tới cũng khó dự đoán được mức độ giảm giá thứ cấp, vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh, và tâm lý của NĐT. Tuy nhiên, chắc chắn việc giảm giá thứ cấp chỉ diễn ra cục bộ, không đại diện cho toàn bộ thị trường. Bởi việc rao bán tài sản chỉ đang diễn ra ở các NĐT áp lực dòng vốn còn các NĐT khác họ vẫn chịu đựng được và giữ tài sản chờ thị trường phục hồi.
Theo các đơn vị nghiên cứu, trong các quý vừa qua, ở thị trường sơ cấp (CĐT bán ra) chưa có chủ đầu tư nào công bố giảm giá, trong khi đó, ở thị trường thứ cấp có phần “hạ nhiệt” về giá so với thời điểm dịch chưa xảy ra. Đó là những sản phẩm, phân khúc mà nhà đầu tư (NĐT) chịu áp lực dòng tiền đã chấp nhận cắt lãi, thậm chí cắt lỗ để thu lại dòng tiền. Dù không đại diện cho toàn thị trường, nhưng trong tháng 8 dương lịch (khi đợt dịch Covid-19 lần 2 bùng lại) thì làn sóng giảm giá trên thị trường thứ cấp thể hiện rõ nét hơn.
Trong bối cảnh thị trường Hà Nội nhạy cảm về giá và thiếu nguồn cung hạng A, một số dự án bất động sản nhà ở tại Gia Lâm, Đông Anh có giá dự kiến 50-60 triệu đồng/m2 cho chung cư hay shophouse ở Hà Đông có giá 200-300 triệu đồng/m2.Khảo sát gần đây của Savills cho thấy giá và diện tích là các yếu tố chính quyết định việc mua nhà, song chênh lệch giá bán giữa khu vực nội thành và khu vực lân cận ngày càng thu hẹp do nhiều tiện ích được cung cấp để bù đắp cho các bất lợi về mặt vị trí.
Từ 2016 đến nay, giá sơ cấp tăng 5% mỗi năm, với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn cung đang dần chuyển dịch tới các khu đô thị mới xa hơn. Triển vọng quý IV cho thấy dẫn đầu nguồn cung tương lai là huyện Gia Lâm với 38% thị phần và Từ Liêm với 37% thị phần.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thêm, Quản lý Bộ phận Kinh doanh Nhà ở tại Savills Hà Nội, cho rằng giá nhà ở tại các phân khúc đang ở mức tương đối hợp lý. Trong tương quan với thị trường TP.HCM, thị trường Hà Nội, thậm chí ở khu vực trung tâm, chưa từng ghi nhận mức giá lên đến 7.000 USD/m2 hay 10.000 USD/m2.
Trong những tháng cuối năm, thị trường chung cư tại Hà Nội dự kiến diễn biến sôi động hơn so với những quý trước khi một số chủ đầu tư ra hàng sau thời gian dài chờ đợi. Thị trường ghi nhận khoảng 10.000 căn hộ từ 1 dự án hiện tại và 11 dự án trong tương lại sẽ ra mắt; hạng B sẽ tiếp tục dẫn đầu về mặt sản phẩm. Dòng sản phẩm có giá dưới 20 triệu đồng/m2 vẫn sẽ không có nhiều sự lựa chọn.
ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển thị trường DKRA Việt Nam cho biết, sự tăng giá căn hộ trên thị trường sơ cấp do các chi phí đầu vào của dự án tăng cao và pháp lý dự án kéo dài dẫn đến chi phí tài chính bị đội lên đáng kể.
Sự giảm giá căn hộ trên thị trường thứ cấp, theo ông Hoàng, do các nhà đầu tư mua đi bán lại gặp khó khăn về dòng tiền trong bối cảnh tâm lý thị trường xuống thấp giữa mùa dịch hoặc các nhà đầu tư thứ cấp có nhu cầu thu hồi dòng vốn để tái cấu trúc danh mục đầu tư. Đà giảm giá nhà trên thị trường thứ cấp chỉ dao động ở biên độ nhỏ 2-3% và không đại diện cho toàn thị trường vì các giao dịch này diễn ra cục bộ, quy mô chưa lớn.