Với vị trí là cửa ngõ phía đông của TPHCM, thành phố Thủ Đức có được rất nhiều lợi thế vốn có về hạ tầng giao thông kết nối trực tiếp với các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi đây cũng được kết nối hệ thống hạ tầng đồng bộ như tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1, Xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng…
Đa số đại diện các bộ ngành đều tán thành đề án, nhất là về việc thành lập TP Thủ Đức; và đóng góp nhiều ý kiến để TP.HCM hoàn thiện đề án, nhất là giải pháp thực hiện để TP Thủ Đức phát triển như mong muốn của đề án.
Trong nhóm hạ tầng đường bộ tại khu Đông sẽ ưu tiên các tuyến kết nối liên vùng như: khép kín đường Vành đai 2, 3; hoàn chỉnh đường liên khu vực như Lã Xuân Oai, Nguyễn Duy Trinh, đường liên cảng; xây cầu Thủ Thiêm 3, 4; cải tạo nút giao An Phú, Mỹ Thuỷ, Thủ Đức…; phát triển Metro Số 1, giai đoạn hai Metro Số 2, Metro Số 3b; các tuyến đường sắt nhẹ Trảng Bom – Hòa Hưng, Thủ Thiêm – sân bay Long Thành…
Từ 2021 – 2030 sẽ tập trung các dự án như khép kín hai đoạn Vành đai 2 là từ cầu Phú Hữu đến ngã tư Bình Thái và từ Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng; xây hai cầu trên đường N2 và N4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; làm nút giao An Phú. Đồng thời, các dự án xây mới bằng hình thức đối tác công tư (PPP) như Vành đai 3 (đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch), cầu Cát Lái, mở rộng quốc lộ 13…
Đề án thành lập thành phố Thủ Đức bước đầu đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ chủ trương. Theo đó, thành phố Thủ Đức được thành lập dựa trên sự sáp nhập của 3 quận phía đông TP.HCM gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
thành phố Thủ Đức dự kiến có diện tích 21.000ha và có khoảng 1 triệu dân, tức chiếm khoảng 1/10 diện tích, 1/10 dân số toàn TP.HCM.
Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ giúp TP.HCM thực hiện “giấc mơ” chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ… mà gần 2 thập niên qua TP.HCM vẫn chưa thực hiện được.
Khu Đông TP.HCM trong những năm gần đây đang là khu vực được đầu tư mạnh mẽ hơn cả về cơ sở hạ tầng giao thông. Một loạt dự án đã và đang dần thành hình tại khu vực này như Hầm Thủ Thiêm, xa lộ Hà Nội mở rộng, tuyến metro số 1 Bến Thành Suối Tiên, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến xe miền Đông mới hiện đại nhất cả nước….
Đây cũng là vùng kinh tế năng động, phát triển nhất cả nước với hàng trăm khu công nghiệp lớn hàng đầu được tập trung về đây. Đồng thời với đó là sự gắn liền với các tuyến hàng hải quốc tế như cửa sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Vải và Cụm cảng biển số V.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, thành phố Thủ Đức tương lai chính là khu vực năng động nhất ở cửa ngõ phía Đông của TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ nhờ vị trí thuận lợi mà còn được Nhà nước và các địa phương đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ từ cảng biển nước sâu, sân bay, hệ thống đường cao tốc, đường vành đai, các khu công nghiệp lớn trong vùng… Khu vực này cũng đã và đang được đầu tư về hạ tầng, dịch vụ, TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ chuyển hướng về đây những lĩnh vực công nghệ cao, mang tính thân thiện môi trường, do đó tiềm năng phát triển sẽ là rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, thành phố Thủ Đức sẽ thành khu có hạ tầng hiện đại nhất của TP.HCM trong tương lai. Sự ra đời thành phố này sẽ là cơ sở thúc đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào TP.HCM. Mới đây, TP.HCM đã đề xuất quy hoạch lại ba khu vực ở thành phố Thủ Đức là Linh Trung, Trường Thọ và Tam Đa để thu hút các dự án đầu tư. Khi đầu tư gia tăng sẽ kéo theo sự phát triển đô thị mạnh mẽ, thị trường bất động sản khu Đông Sài Gòn trong tương lai được dự báo sẽ sôi động hơn. Nhiều nhà đầu tư, người dân bắt đầu quan tâm đến bất động sản khu vực thành phố Thủ Đức sau nhiều động thái tích cực về việc thành lập thành phố này.
TP.Thủ Đức đang được đầu tư bài bản về hạ tầng, dịch vụ… kéo theo sự phát triển về các lĩnh vực công nghệ cao, mang tính thân thiện môi trường. Đây là lực đẩy để bất động sản tại khu Đông TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng.