Lũy kế 9 tháng đầu năm, dù đã giảm trích lập dự phòng rủi ro 2% so với cùng kỳ, lãi trước và sau thuế của Ngân hàng vẫn đi ngang, ghi nhận gần 7,062 tỷ đồng và gần 5,667 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3. Trong khi thu nhập lãi thuần đạt 9.144 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, các hoạt động phi tín dụng của BIDV tăng trưởng rất mạnh.
Lũy kế 9 tháng, ngân hàng lãi trước thuế 7.061 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ năm trước.
Về tài sản, tính tới ngày 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,47 triệu tỷ đồng, giảm 1,5% so với đầu năm, chủ yếu do NHNN đã rút ròng tiền gửi tại BIDV. Cho vay khách hàng đạt 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 2,5%.
Ảnh hưởng của dịch bệnh đồng thời chất lượng tài sản của BIDV bị ảnh hưởng rõ nét. Nợ xấu ở mức 22.524 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm, nâng tỷ trọng từ 1,74% lên 1,97%. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 26% lên 14.315 tỷ đồng.
Lợi nhuận của BIDV, theo đó, dự kiến sẽ suy giảm trong năm 2020. Dù vậy một số yếu tố có thể giúp cải thiện lợi nhuận BIDV trong năm nay có thể kể tới việc được tăng vốn. Nếu hoàn thành một phần hoặc toàn bộ kế hoạch tăng vốn, BIDV sẽ giảm áp lực phát hành trái phiếu cấp 2 (giảm chi phí vốn), qua đó cải thiện lợi nhuận.
Tổng nợ xấu của BIDV tính đến ngày 30/09/2020 tăng 16% so với đầu năm, ghi nhận 22,526 tỷ đồng. Trong đó nợ nghi ngờ tăng 15% và nợ có khả năng mất vốn tăng 16%, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn giảm 15%. Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1.75% đầu năm lên 1.97%.
Trong khi đó nhiều lần rao bán khoản nợ nhưng không có kết quả khả thi. BIDV chi nhánh Nam Hà Nội xử lý khoản nợ của Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. Tổng dư nợ của khoản nợ tính đến ngày 4.9 là 158,8 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 127 đồng, dư nợ lãi, phí phạt là 31,7 tỉ đồng. Dù tổng nợ 190,4 tỉ đồng nhưng khởi điểm đấu giá khoản nợ 104 tỉ đồng. Bên cạnh đó, BIDV vừa công bố bán khoản nợ liên quan đến Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn với giá khởi điểm 145 tỉ đồng, thấp hơn toàn bộ nợ 100 tỉ đồng. Toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Nam Sơn đến thời điểm bán hơn 245,6 tỉ đồng (trong đó nợ gốc hơn 126,4 đồng, nợ lãi trong hạn 88,73 tỉ đồng nợ, lãi quá hạn 30,5 tỉ đồng).
Liên tục thông báo đấu giá nhiều khoản nợ lớn, có dư nợ hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, có những tài sản đảm bảo đã được ngân hàng rao bán tới lần thứ 7.
Theo chuyên gia Tài chính, Ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu, để thúc đẩy việc thanh lý tài sản đảm bảo, xử lý được các khoản nợ xấu ngân hàng chỉ có cách điều chỉnh giá thành một cách hợp lý và biết chấp nhận lỗ. Số tiền thu về có thể thấp hơn nhiều so với con số kỳ vọng, thậm chí thấp hơn dư nợ, nếu không ngân hàng có khả năng mất trắng số tài sản đảm bảo đó.
Nguồn thu từ dịch vụ cũng bị ảnh hưởng do ngân hàng phải giảm phí, lãi cho khách hàng. Thế nhưng, các nhà băng vẫn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch đã được điều chỉnh so với đầu năm.