Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (30/10), báo giới đã đặt câu hỏi đối với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về việc 14/16 ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh quý III có nợ xấu tăng 30%, nguyên nhân và biện pháp.
Trong 9 tháng năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế khiến đối tượng gửi/vay tiền ngân hàng là doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn, do đó nợ xấu gia tăngs.
Một nguyên nhân nữa, theo bà Hồng, là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của Covid-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, tăng trưởng tín dụng suy giảm, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.
Cũng theo Phó Thống đốc NHNN, trong gần ba năm qua công tác xử lý nợ xấu được thực hiện khá hiệu quả, các vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu cũng đã được khắc phục… Cụ thể, từ 15/8/2017 (ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực) cho đến 30/9/2020, đã xử lý được 312,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.
“Ngân hàng Nhà nước đã giao các đơn vị chức năng đánh giá phân tích ứng phó tình hình, bảo đảm an toàn hệ thống, các tổ chức tín dụng”, bà Hồng nói.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 của nhiều ngân hàng, trong đó có nhiều ngân hàng lớn cho thấy, nợ xấu tăng khá nhiều so với đầu năm.
Chẳng hạn, tính đến 30/9, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank đang có tổng cộng gần 18 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng tới 66% so với đầu năm, trong đó chủ yếu gia tăng ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (tăng tới 478%, lên 11.918 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của ngân hàng theo đó bị kéo lên 1,9%, so với mức 1,2% hồi đầu năm.
Tương tự, tính đến cuối tháng 9/2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – BIDV đang có tổng cộng 22.524 tỷ đồng nợ xấu, tăng 3.028 tỷ đồng, tương đương 15,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó cũng tăng từ mức 1,75% hồi đầu năm lên 1,97% vào thời điểm cuối quý III/2020.
Ở nhóm ngân hàng nhỏ hơn, như Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – SHB hiện đang có tổng nợ xấu là 7.207 tỷ đồng, tăng 42,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó cũng tăng khá mạnh, từ mức 1,91% đầu năm lên 2,47%/tổng cho vay.
“Hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính, người gửi tiền cũng là doanh nghiệp và người dân, người vay tiền cũng là doanh nghiệp và người dân cho nên khi doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn, nhất là khi nguồn thu của họ bị sụt giảm thì trả nợ cũng khó khăn. Đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu”, bà Hồng giải thích.
Một nguyên nhân nữa, theo bà Hồng, là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của Covid-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, tăng trưởng tín dụng suy giảm, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.