Dù thị trường BĐS gặp nhiều bất lợi, các chuyên gia vẫn có những dự đoán lạc quan cho tương lai của thị trường BĐS vào các tháng cuối năm và sang các năm sau.
Ở phân khúc căn hộ, bất chấp đại dịch, phân khúc căn hộ cao cấp ở Tp. HCM vẫn không hạ nhiệt. Một dự án mở bán sớm trong tháng 10 ở khu vực Thủ Thiêm dù có giá bán trung bình 7.000 USD/m2 đã thu hút được nhiều khách mua. Chỉ trong một ngày, các căn hộ đã bán gần hết. Theo các đơn vị nghiên cứu, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng nhu cầu của khách hàng quan tâm đến các phân khúc vẫn rất tốt, đặc biệt phân khúc căn hộ và biệt thự nhà phố. Tỉ lệ tiêu thụ của căn hộ Tp.HCM trong quý 3 đạt trên 70% đã minh chứng cho điều này.
Trong đó, nhiều NĐT đã tự tin trở lại với thị trường thay vì e dè, tò mò như thời điểm dịch đang bùng phát. Đó cũng là lý do khiến tỉ lệ hấp thụ của các phân khúc trong quý 3 tốt hơn so với quý 2 rõ nét. Theo các chuyên gia, ở một số phân khúc, lượng người mua ở thực và NĐT đã bắt đầu quay trở lại thị trường với quyết định “xuống tiền” nhanh so với thời điểm sau Tết nguyên đán.
Đại diện một sàn giao dịch có trụ sở tại Q.2 cho biết, nếu thời điểm tháng 2 và tháng 3 môi giới tìm không ra khách đi xem nhà đất thì đến tháng 6,7 dương lịch lượng khách quan tâm đã tăng lên rõ nét, trong đó việc mời khách đi tham quan dự án cũng không còn khó khăn như trước đó do tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát lây lan tốt.
9 tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ sáp nhập quan trọng, và sự xuất hiện của các tài sản để bán và cho thuê lại. Về tình hình cho thuê, nguồn cầu về loại hình xây sẵn tăng trưởng mạnh do các nhà cung cấp dè dặt hơn trong việc cam kết thuê đất dài hạn hoặc đang dựa vào các hợp đồng ngắn hạn với khách hàng của họ.
Trong những tháng cuối năm, thị trường bất động sản được dự báo sẽ nóng ấm, phục hồi trở lại nhờ Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid 19, lượng giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ hàng hoá sẽ tăng so với quý 3/2020.
Nguồn hàng tại các dự án bất động sản do các doanh nghiệp triển khai, tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra. Về giá, hầu hết thị trường sẽ không có biến động nhiều.
Ở giai đoạn cuối năm, áp lực tăng nhu cầu đầu tư để hiệu quả sử dụng tiền tăng cao thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp. Hiện tượng săn tìm đất dai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát. Đặc biệt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo.
Sự phát triển nhanh, mạnh các dự án condotel trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và của thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, với tốc độ tăng trưởng khách du lịch lên đến khoảng 30%/năm đối với khách du lịch nội địa và khoảng 15%/năm đối với khách du lịch quốc tế trong các năm gần đây.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển nóng, vài năm gần đây, phân khúc này đã bị chững lại. Trong 3 quý đầu năm 2020, 2 đợt dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống của thị trường bất động sản càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng.
Phân tích rõ hơn về thực trạng trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho biết: Hiện lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập. Đã có tình trạng phát triển nóng các dự án căn hộ du lịch trong thời gian qua, nhưng chưa thật sự đảm bảo tính minh bạch, ổn định và bền vững. Đồng thời cũng xuất hiện dấu hiệu “cung” vượt “cầu”. Đặc biệt là có hiện tượng cá nhân nước ngoài “nấp bóng, mua chui” bất động sản tại một số vị trí “nhạy cảm”, nhất là khu vực ven biển.
Báo cáo kinh tế xã hội 9 tháng đầu 2020 của Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, đà giảm của ngành bất động sản ở Tp. HCM đã chậm lại trong quý 3/2020. Bởi 9 tháng đầu năm tăng trưởng ngành kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố sụt giảm 6,2%; trong khi ở kỳ 6 tháng, ngành kinh doanh bất động sản của thành phố đã giảm đến -11,36% so với cùng kỳ năm trước. Mức sụt giảm 6,2% của ngành trong 9 tháng năm 2020 vẫn chưa phải là mức thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, tại Hà Nội có 7.989 căn hộ chung cư mới được chào bán ra thị trường. Riêng quý III/2020 có 2.486 căn hộ. Tuy nhiên, giao dịch thành công chỉ đạt 872 căn hộ.
So với cùng kỳ hai năm trước, tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm căn hộ mới chào bán quý III/2020 giảm mạnh. Lượng giao dịch chỉ đạt 15,7% so với quý III/2018 và 28,1% so với quý III/2019. Trong quý III/2020, căn hộ bình dân tiếp tục chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn cung căn hộ theo phân khúc. Lượng cung căn hộ cao cấp mới tung ra thị trường cũng rất hạn chế bởi tỉ lệ hấp thụ của phân khúc này đang ở mức rất thấp, chỉ khoảng 10%.
Mặc dù giao dịch giảm mạnh nhưng giá bán căn hộ vẫn không có nhiều biến động. Theo số liệu của Hội Môi giới, giá bán căn hộ trung, cao cấp tiếp tục gần như đi ngang. Thậm chí, giá bán của phân khúc bình dân còn tăng nhẹ khoảng 3 – 5%.
Thị trường và các chủ đầu tư cần có thời gian để tính toán lại kế hoạch đầu tư dự án, chi phí đầu tư, cơ cấu sản phẩm thì mới có thể đưa ra các sản phẩm mới với mặt bằng giá mới phù hợp với thị trường.