Dịch bệnh Covid-19 đã có tác động mạnh đến nền kinh tế và thị trường bất động sản nói chung, thị trường bất động sản TP.HCM nói riêng cũng chịu ảnh hưởng.
Trên thị trường sơ cấp, từ cuối năm 2019 đến nửa đầu năm 2020, CBRE ghi nhận tốc độ tăng giá chào bán bất động sản tại TP.HCM đang có phần chững lại vì tác động của dịch bệnh.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, tại Hà Nội có 7.989 căn hộ chung cư mới được chào bán ra thị trường. Riêng quý III/2020 có 2.486 căn hộ. Tuy nhiên, giao dịch thành công chỉ đạt 872 căn hộ.
Thiếu nguồn cungcó thể trở thành một trong những tác nhân đẩy giá nhà đất tăng thêm trong bối cảnhcầu tăng mạnh. Theo các báo cáo, tất cả các dự án nhà ở từ cao cấp đến bình dân khi đưa ra thị trường đạt tỷ lệ hấp thụ rất cao, đến 99 – 100% ở phân khúc nhà ở xã hội. Với phân khúc nhà ở thương mại trị giá từ 2 tỷ đồng trở xuống có tỷ lệ tiêu thụ 100%, còn nhà ở cao cấp cũng đạt 70 – 80%…
So với cùng kỳ hai năm trước, tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm căn hộ mới chào bán quý III/2020 giảm mạnh. Lượng giao dịch chỉ đạt 15,7% so với quý III/2018 và 28,1% so với quý III/2019. Trong quý III/2020, căn hộ bình dân tiếp tục chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn cung căn hộ theo phân khúc. Lượng cung căn hộ cao cấp mới tung ra thị trường cũng rất hạn chế bởi tỉ lệ hấp thụ của phân khúc này đang ở mức rất thấp, chỉ khoảng 10%.
Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, đồng thời các chính sách vĩ mô tập trung vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế có hiệu lực, đặc biệt là việc thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công vào các công trình hạ tầng được thực hiện. Đây chính là những yếu tố giúp thị trường bất động sản hồi phục và thiết lập mặt bằng giá mới.
Mặc dù giao dịch giảm mạnh nhưng giá bán căn hộ vẫn không có nhiều biến động. Theo số liệu của Hội Môi giới, giá bán căn hộ trung, cao cấp tiếp tục gần như đi ngang. Thậm chí, giá bán của phân khúc bình dân còn tăng nhẹ khoảng 3 – 5%. Nhận định về giá chung cư tại Hà Nội, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu, tư vấn phát triển và thẩm định giá của CBRE Việt Nam cho rằng, bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19, giá căn hộ trên thị trường sơ cấp không những không giảm, tại một số dự án còn chứng kiến sự tăng nhẹ.
Mặc dù mức giá chưa ghi nhận giảm trên thị trường sơ cấp nhưng các chủ đầu tư đã có những gói kích cầu như kéo dài thời gian thanh toán, giảm khoản tiền đóng ban đầu đến khi nhận nhà, chính sách cam kết thuê tại một số dự án đã hoàn thành. Đây có thể là một cơ hội tốt để cân nhắc đầu tư vào bất động sản khi thị trường có các lựa chọn phù hợp về giá bán và chính sách thanh toán.
Trên thị trường thứ cấp, giá rao bán đã ghi nhận mức giảm giá (50 – 100 triệu đồng/sản phẩm) tại một số căn tại một số dự án được khảo sát tại khu Đông và khu Nam so với thời gian quý 2. Tuy nhiên, việc giảm giá ồ ạt thì chưa diễn ra, thậm chí một số dự án vẫn tăng giá.
Trong 9 tháng/2020, giá chào bán trung bình tại các phân khúc trên thị trường sơ cấp hầu hết không thay đổi theo quý và có mức tăng 5 – 10% so với năm trước, giữ nguyên mức mặt bằng giá được thiết lập vào quý IV/2019.
Nguyên nhân là do không nhiều nguồn cung căn hộ mới trên thị trường. theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2- 3 năm trở lại là rất ì ạch. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này. Các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước cung cấp lượng sản phẩm rất nhỏ giọt.
Trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2.000 căn hộ/quý. Đây là con số quá nhỏ cho một thành phố có gần 10 triệu dân. Trong khi đó, tổng lượng cung này lại chủ yếu tập trung ở một số dự án đại đô thị lớn. Mặt khác, trong lượng cung mới, rất hiếm dòng sản phẩm thuộc phân khúc bình dân. Có một số dự án thuộc phân khúc bình dân hiện tại giá đã được đẩy lên chạm ngưỡng phân khúc trung cấp. Đây là lý do khiến giá căn hộ trung bình ở mức cao.
Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc này thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông … tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao, đạt khoảng 70%.
Hiện nay, một loạt các dự án trọng điểm quốc gia đang được thực hiện và chuẩn bị đầu tư đồng bộ như: mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Liên Khương… Đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh và khu vực đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại.
“Nguồn cung khan hiếm” là cụm từ được các đơn vị nghiên cứu lặp lại mỗi quý trong vòng gần 2 năm trở lại đây. Báo cáo quý 3/2020 từ Savills và CBRE vừa được công bố lại tiếp tục khẳng định tình trạng khan hàng tại hai thị trường chính là Hà Nội, TP.HCM.
Nguồn cung căn hộ xuống mức thấp kỷ lục. Cụ thể, theo ghi nhận của CBRE trong chín tháng đầu năm 2020, thị trường Hà Nội chỉ có 10.700 căn mở bán mới, giảm 61% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, Q3/2020 chỉ ghi nhận 3.500 căn mở bán mới.
Cũng giống như Hà Nội, tình trạng khan hiếm nguồn cung tại TP.HCM vẫn tiếp diễn, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp. “Tổng cung sơ cấp trong 9 tháng năm 2020 ở mức thấp nhất trong 5 năm với 16.800 căn. Đại dịch tiếp tục khiến việc mở bán bị trì hoãn ở nhiều dự án như Mizuki Park, Celesta Rise và Sunshine Continental. Có bốn dự án hạng A và B mở bán gần đây đã tạm ngưng do vướng phải vấn đề về tài chính”, Bà Võ Thị Khánh Trang, trưởng bộ phận nghiên cứu Savills khu vực TPHCM cho biết.
Nguồn cung nhỏ giọt và dự báo dự án mới tiếp tục khan hiếm do thủ tục pháp lý bị siết chặt sẽ khiến giá nhà đất tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.