Trong những cơn sốt đất nền xảy ra khắp các tỉnh thành trên cả nước vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư chỉ sau một đêm đã nắm trong tay hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nhờ mua đi bán lại các nền đất. Những nhà đầu tư “lướt sóng” cũng chính là một trong những nguyên nhân chính yếu làm khuấy đảo thị trường, gây nên các cơn sốt đất.
Dự báo về thị trường bất động sản năm 2020, HoREA cho biết, 6 tháng đầu năm 2020 các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn. Mặc dù, ít có nguy cơ xảy ra “bong bóng”, nhưng có thể diễn ra tình trạng sốt giá đất nền cục bộ ở một số khu vực có quy hoạch phát triển đô thị, giao thông.
Theo nhiều chuyên gia, trong giai đoạn từ 2015 đến giữa năm 2018, thị trường bất động sản hồi phục và phát triển khiến các nhà đầu tư dễ dàng “lướt sóng” khi “đánh đâu thắng đó”. Họ mua bán nhanh chốt lời nhanh, thậm chí tỷ suất sinh lời cao, gấp 1,5 – 2 lần. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 đến nay, thị trường chững lại, giới đầu tư buộc phải “ngủ đông”.
Một số chuyên gia về bất động sản cũng đưa ra nhận định, từ giữa năm 2019 đến nay, nhiều nhà đầu tư bất động sản đang rơi vào tình trạng chôn vốn, thậm chí lỗ vì không bán ra được. bất động sản mua vào dễ nhưng bán ra rất chậm, tỷ suất sinh lời bằng không hoặc thấp dưới ngưỡng kỳ vọng do thủ tục pháp lý bất động sản kéo dài và tâm lý thị trường yếu.
Trong khi đó, theo Savills thì phân khúc đất nền lại đối mặt với nhiều thách thức hơn trong đại dịch do nguồn cung hạn chế. Ghi nhận chung, nguồn cung đất nền khan hiếm khiến nguồn cung sơ cấp giảm 65% theo quý và 58% theo năm xuống còn 470 nền. Lượng bán quý III chỉ 170 nền – mức thấp nhất kể từ năm 2016, giảm 70% theo quý và 64% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ bình quân giảm tương ứng còn 37%, giảm 6 điểm phần trăm theo quý và 5 điểm phần trăm theo năm.
Tình hình hoạt động chịu ảnh hưởng bởi 14 dự án dừng bán do pháp lý, chiếm 36% số lượng dự án sơ cấp. Mảng đất nền trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư trong tình hình dịch bệnh bùng phát vì các vấn đề về pháp lý, uy tín của chủ đầu tư và thiếu các dự án quy mô lớn. Dù vậy, Savills dự báo quý IV/2020 sẽ chào đón gần 810 căn/nền. Nguồn cung đến năm 2023 là 12.700 căn/nền với 91% là biệt thự/nhà phố. Nguồn cầu sẽ được hỗ trợ bởi các dự án cơ sở hạ tầng đang triển khai và cuộc chiến về các ưu đãi bán hàng giữa các chủ đầu tư.
Đối với nhà phố biệt thự, theo đại diện Savills, bất động sản liền thổ tiếp tục được ưa chuộng với tỷ lệ hấp thụ tốt, bất chấp những cản trở của dịch bệnh. Cơ sở hạ tầng hình thành trong 3 năm góp phần tăng thêm giá trị cho các khu đô thị mới. Thị trường còn được thúc đẩy bởi tăng trưởng thu nhập và sự chuyển dịch nhu cầu nhà ở.
Lượng bán biệt thự/nhà phố đạt gần 1.380 căn, tăng 212% theo quý và 251% theo năm. Nguồn cung mới chiếm 84% tổng lượng bán toàn thị trường, tỷ lệ hấp thụ đạt 70% chứng tỏ nguồn cầu cao đối với phân khúc nhà ở xây sẵn. Nhà phố thương mại dẫn đầu thị trường với gần 850 giao dịch và tỷ lệ hấp thụ hơn 80%.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có không ít nhà đầu tư bị mắc kẹt, thậm chí thua lỗ do không ra được hàng. Tuy vậy, bước sang cuối năm 2019, thị trường bị chững lại. Đến đầu năm 2020 thị trường BĐS trải qua “cơn lốc” dịch Covid-19 khiến kênh đầu tư ‘lướt sóng” gặp vô vàn khó khăn.
Khảo sát của một số đơn vị môi giới BĐS, cho thấy khoảng 1/3 số lượng NĐT cá nhân không còn mặn mà với việc đầu cơ lướt sóng ở các dự án căn hộ, đất nền. Nhiều người chấp nhận giảm lợi nhuận để đẩy hàng nhanh hơn. Chính tâm lý ngại rủi ro đã tác động rõ nét đến hoạt động đầu tư trên thị trường BĐS ở thời điểm này.
Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý I, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều không có dự án nhà ở nào được cấp phép mới. Trong quý II, tình hình cải thiện hơn với 8 dự án tại Hà Nội và 4 dự án tại TP. Hồ Chí Minh đủ điều kiện ra hàng. Tuy nhiên, các dự án đều nằm ở phân khúc trung và cao cấp với giá trên 40 triệu/m2, trong khi nguồn hàng không nhiều nên sẽ có khả năng giá vẫn không giảm. Tính riêng phân khúc chung cư, tại Hà Nội, giá tăng khoảng 0,16% so với quý I, còn TP. Hồ Chí Minh tăng 0,25%.
Theo nhận định của ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA), trong tình hình quỹ đất ngày càng hạn chế, khung giá đất tăng, thủ tục pháp lý triển khai bị siết chặt, khiến cho nguồn cung giảm, việc giảm giá nhà trong trung và dài hạn lại là điều khó xảy ra. Nếu đến cuối năm, dịch bệnh được khống chế thì quý IV thị trường sẽ sôi động, lúc ấy giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng lên chứ không giảm đi.
Hiện giá BĐS TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm theo HoREA vẫn tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng trung bình hơn 10%.
Triển vọng quý 4/2020 dự kiến sẽ chào đón gần 810 căn/nền. Nguồn cung đến năm 2023 là 12.700 căn/ nền với 91% là Biệt thự/ Nhà phố. Các dự án quy mô lớn bởi Khang Điền và Vingroup tại Bình Chánh, Củ Chi và Bình Tân sẽ cung cấp 47% nguồn cung tương lai toàn thị trường.