Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra khắp thế giới. Theo báo cáo về ngân hàng hợp kênh của Backbase, 90% đại diện ngân hàng được hỏi cho biết sẽ tăng chi cho công nghệ nhằm phát triển các nền tảng giao dịch trực tuyến tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Các vụ tiền trong tài khoản ngân hàng “bốc hơi” mà khách hàng khẳng định không đăng nhập đường link lạ, cung cấp thông tin tài khoản cho người khác, trong khi ngân hàng thông tin giao dịch hợp lệ khiến nhiều người hoang mang.
Chiều 7/10, ông Trần Việt Luận (ở quậnThủ Đức, TP.HCM), người bị mất 406 triệu đồng trong tài khoản Vietcombank qua ứng dụng Digibank, cho biết sau khi sự việc được thông tin trên báo, phía ngân hàng (NH) vẫn chưa có thêm thông tin gì về việc ông không đăng nhập tài khoản cũng như thực hiện 4 lệnh giao dịch chuyển khoản 406 triệu đồng.
“Trong công văn phản hồi khách hàng, Vietcombank chỉ thông tin là đơn vị cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn đã gửi mã OTP vào điện thoại của tôi mà không đưa thông tin chứng minh, trong khi tôi đã nói không nhận được bất cứ tin nhắn nào về OTP cả. Quá mệt mỏi, tôi sẽ báo công an và đã ủy quyền cho công ty luật sư để theo vụ việc này”, ông Luận nói.
OTP – mật khẩu sử dụng một lần chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhất định, thường là sau 60 giây thì mã sẽ không còn hiệu lực, được coi là chốt chặn hiệu quả nhất để bảo vệ tài khoản.
Vì thế, việc mã OTP cũng có thể bị đánh cắp gây hoang mang cho người sử dụng. Diễn đàn Whitehat (hacker mũ trắng) tại Việt Nam phân tích lỗ hổng ở đây chính là điểm yếu công nghệ trong phương thức gửi OTP qua tin nhắn truyền thống trên điện thoại di động (SMS OTP), nơi mà kẻ xấu đã lợi dụng điều này để tấn công lừa đảo (còn gọi phishing) mà nạn nhân không hề hay biết.
56% người tham gia khảo sát cho rằng, tương tác giữa khách hàng với các nền tảng số sẽ đóng vai trò quyết định trong việc giữ chân khách hàng. Cùng với đó, 50% dự báo đến năm 2020, 50% lợi nhuận dịch vụ sẽ đến từ giao dịch qua ứng dụng di động. Những con số này cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư cho công nghệ số trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, cũng như mức độ sẵn sàng của các nhà băng trên thế giới cho hành trình chuyển đổi số.
Làn sóng chuyển đổi số của các ngân hàng đã diễn ra mạnh mẽ trong khoảng ba năm gần đây. Không chỉ là hướng đi của những ngân hàng hàng đầu, với tiềm lực tài chính mạnh, mà các ngân hàng quy mô vốn vừa và nhỏ cũng tích cực triển khai.
Điển hình như đầu năm 2017, TPBank cho ra mắt ứng dụng TPBank LiveBank. Đầu năm 2018, OCB ra mắt ứng dụng OCB Omni, Nam A Bank trình làng Robot OPBA và gần nhất là áp dụng phương thức xác thực thông tin khách hàng trực tuyến (eKYC)…
Sự vươn lên của những ngân hàng “nhỏ nhưng có võ” này càng phả sức nóng vào cuộc đua chuyển đổi số trên thị trường. Nếu như trước kia, chuyển đổi số được xem như một lựa chọn thì giờ đây đã trở thành việc không thể đừng của các nhà băng.Đặc biệt, với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chuyển đổi số đòi hỏi phải triển khai nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, Người dùng của Vietcombank gặp khó khăn khi sử dụng internet banking của ngân hàng Vietcombank từ sáng ngày 5/10 nhưng đến chiều muộn, ngân hàng này vẫn chưa có thông báo chính thức nào. Đến 17h00 chiều ngày 5/10, tất cả khách hàng muốn giao dịch online cũng không thao tác được. Khó khăn khi đăng nhập, đăng nhập nhiều lần thất bại thì tài khoản đã bị khóa.