Mô hình mua chung BĐS giúp nhiều người có cơ hội đầu tư vào bất động sản với số tiền vừa khả năng tài chính mà không cần đi vay. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện nhiều thông tin trái chiều đã khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Mua chung bất động sản không phải là P2P Lending
Mặc dù mô hình Fintech còn mới mẻ và non nớt tại thị trường Việt Nam nhưng sức ảnh hưởng của mô hình này khá lớn. Chính vì thế, hai “khu vực” nhiều biến tướng nhất có thể được nói đến chính là đồng tiền kỹ thuật số hay các ứng dụng hoàn tiền mà đằng sau là mô hình kinh doanh đa cấp, tiếp đến là mô hình P2P Lending (cá nhân vay từ cá nhân).
Nói đơn giản, người vay tiền và người có tiền kết nối thông qua ứng dụng trực tuyến trên di động hoặc máy tính. Các công ty P2P cung cấp gói vay từ tín chấp, thế chấp đến mua trả góp như: Vay tín chấp theo lương, vay trả góp theo ngày, vay theo sổ hộ khẩu, vay cầm cố tài sản… Hiện tất cả các doanh nghiệp P2P chính thống đều được cấp giấy phép kinh doanh, quản lý duy nhất dựa trên Luật Doanh nghiệp, ngoài ra không có bất kỳ hành lang pháp lý nào khác đặc thù cho mô hình kinh doanh này.
Hiểu rõ được định nghĩa này, có thể loại trừ RealStake ra khỏi mô hình P2P Lending. Vì với cơ chế hoạt động của mô hình này thì đây chính là giao điểm giữa mô hình khởi nghiệp công nghệ hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và tài chính, cũng là một phần của nền kinh tế chia sẻ. “Mục tiêu của RealStake là đơn giản hóa việc đầu tư, tập trung giải quyết 3 vấn đề nóng trên thị trường: khả năng tiếp cận, giảm thiểu rủi ro, và gia tăng hiệu suất’’, đại diện RealStake cho hay.
Tuy nhiên, để mô hình này thực sự hoạt động đem lại hiệu quả, cũng như tạo dựng được lòng tin đối với các nhà đầu tư thì là một chặng đường dài trong quá trình hình thành và phát triển.
Đại diện RealStake chia sẻ: “Đừng hiểu mô hình RealStake là mô hình sở hữu bất động sản mà hãy hiểu đây là mô hình đầu tư tài chính. Đối với các nhà đầu tư, đây là công cụ mà họ, với số vốn ít, có thể trực tiếp đầu tư sở hữu (một phần tỷ lệ tương ứng) một số dự án bất động sản có quy mô lớn hoặc cực lớn, khi tham gia đầu tư trên nền tảng công nghệ sẽ ký trực tiếp với RealStake mà không qua đơn vị trung gian nào.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng ưu điểm mô hình P2P vừa nói trên để biến tướng, chính vì thế nếu áp dụng Sandbox sớm sẽ giúp các doanh nghiệp Fintech chân chính phát triển và nhà nước từng bước quản lý được các doanh nghiệp biến tướng để trục lợi”.
RealStake khác gì so với mô hình mua chung bất động sản của các doanh nghiệp khác?
Trên thực tế, nhiều người muốn đầu tư bất động sản nhưng không có cơ hội tiếp cận do đặc thù tài sản bất động sản thường có giá trị lớn khiến cho họ không đủ vốn để tham gia. Chính vì thế, RealStake ra đời để giải quyết bài toán đầu tư này, giúp việc đầu tư bất động sản trở nên dễ dàng tiếp cận, an toàn và đơn giản. Khi truy cập vào RealStake, bạn sẽ lựa chọn dự án bất động sản và số phần đầu tư, thanh toán tiền cọc tương ứng với số phần đã chọn để xác nhận đầu tư và giữ chỗ, cuối cùng là nhận hợp đồng chính thức.
Lúc này, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ việc phần tài sản đó tăng giá theo thời gian (cũng như phần đầu tư của bạn) và từ thu nhập cho thuê lại bất động sản đó. RealStake giúp bạn quản lý tài sản, cho thuê và chia lại lợi nhuận cho bạn mỗi năm. Bên cạnh đó, từ lúc bắt đầu tham gia cho đến khi rút khỏi đầu tư, các nhà đầu tư sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ của RealStake.
RealStake giúp việc đầu tư bất động sản trở nên dễ dàng và bớt căng thẳng hơn
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam mô hình này chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh nên dễ biến tướng với cam kết lợi nhuận cao thu hút các nhà đầu tư tham gia, nhưng lại gây rủi ro cho các nhà đầu tư nếu “si mê” vào con số lợi nhuận cao chót vót này. Câu hỏi được đặt ra ở đây nhà đầu tư được gì và mất gì?
Đứng trước điều đó, RealStake chỉ cam kết lợi nhuận tối thiểu 6 – 9% tùy vào dự án. Lợi nhuận cam kết tối thiểu được hiểu là khi thị trường bất động sản đi xuống hoặc đóng băng, nhà đầu tư vẫn được hưởng lợi nhuận tối thiểu. Con số cam kết này vì mô hình RealStake còn mới, thay vì gửi ngân hàng lãi suất tiết kiệm rơi vào khung 5 – 7%/năm thì khi đầu tư cùng RealStake, các khách hàng cũng sẽ nhận được khoản RealStake cam kết tối thiểu. Bên cạnh đó, RealStake còn ký quỹ với các ngân hàng đối tác để khoản đầu tư của các nhà đầu tư được ngân hàng đứng ra bảo lãnh.
Đại diện RealStake cũng chia sẻ thêm: “Chính vì mô hình còn rất mới, nên khi ra mắt thị trường chúng tôi xây dựng một nền tảng công nghệ mà ở đó đặt vị trí mình là nhà đầu tư, tiêu chí các dự án bất động sản được mở đầu tư chung trên RealStake luôn được đánh giá bởi các chuyên gia, pháp lý rõ ràng, thương hiệu chủ đầu tư, các cam kết và điều kiện đảm bảo đi kèm.
Bên cạnh đó, một yếu tố cũng không kém quan trọng đó là thời gian để thay đổi thói quen của khách hàng. Thay vì như trước đây một người sở hữu một bất động sản, thì giờ đây nhiều người cùng đầu tư vào một bất động sản’’.