Cú tác động lần 2 của Covid-19 tưởng chừng như khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó chồng khó. Thế nhưng, trái ngược với những lo ngại về bức tranh khó tươi sáng, thị trường bất động sản được đánh giá là đang quay trở lại giai đoạn phục hồi nhanh và mạnh. Một số thị trường bất động sản địa phương đang bứt tốc với lượng giao dịch khả quan.
Cũng trong tháng 9, tại thị trường bất động sản Quy Nhơn, thống kê cho thấy lượng giao dịch sản phẩm cũng nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Với mức giá ổn định, các nhà đầu tư từ Hà Nội, TP.HCM bắt đầu cuộc săn tìm những sản phẩm có biên độ sinh lời co dãn tốt.
Báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra nhận định về tín hiệu khả quan của thị trường bất động sản. Theo đó, ngành có giá trị vốn hoá cao này vẫn nằm trong nhóm ngành hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Cơ sở của nhận định này đến từ đánh giá cho rằng, thời gian qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng nhất trong khu vực với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lãi suất khá thấp, ổn định.
VCSC kỳ vọng, lớp thu nhập trung bình nhiều khả năng sẽ có xu hướng lối sống tương tự các quốc gia khác trong khu vực khi có quy mô hộ gia đình nhỏ hơn, thúc đẩy nhu cầu từ những người mua nhà lần đầu.
VCSC cũng cho rằng, sau khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát, Việt Nam sẽ duy trì trong nhóm dẫn đầu về tăng trưởng GDP đầu người thực và dân số có thu nhập trung bình so với các quốc gia khác tại Đông Nam Á.
Tương lai, Việt Nam sẽ trải qua mức tăng trưởng nhà ở trong dài hạn tương tự các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, VCSC cho rằng tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ dần dịch chuyển tương tự các quốc gia mới trong khu vực trong dài hạn khi ước tính sẽ có thêm khoảng 1,1 triệu dân số thành thị tại Việt Nam tính theo cơ sở hàng năm, vốn sẽ cần thêm khoảng 314.000 căn hộ mới mỗi năm.
Theo phân tích của VCSC, trong giai đoạn 2016 – 2019, tỷ lệ tín dụng cho vay mua nhà trong phần trăm GDP hiện tại của Việt Nam chỉ tăng với tốc độ khiêm tốn, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ ở Thái Lan và thấp hơn đáng kể con số tương tự tại Singapore, Malaysia.
Điều này xuất phát từ thực tế mức lãi suất vay tại thời điểm này cao hơn so với các quốc gia trong khu vực, một phần tạo ra thị trường cho vay mua nhà chưa hấp dẫn, dẫn đến tỷ lệ thâm nhập thấp.
Nhìn nhận về dài hạn vẫn còn dư địa rất lớn cho thị trường nhà ở sơ cấp khi thị trường tín dụng cho vay mua nhà ở Việt Nam sẽ tăng trưởng, các chủ đầu tư bất động sản hàng đầu gia tăng tích hợp các khoản vay mua nhà vào giai đoạn bán hàng nhằm làm giảm gánh nặng thanh toán sớm cho người mua nhà. Đó chính là cơ sở để VCSC đưa ra nhận định, bất động sản tiếp tục là kênh còn nhiều triển vọng trong dài hạn.
Khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, sự sôi động của thị trường bất động sản dự báo sẽ sớm lấy lại tốc độ khả quan.
Theo quan sát, với hàng loạt cơ sở hạ tầng đột phá, thị trường BĐS phía Đông Sài Gòn thu hút mạnh nhà đầu tư trong giai đoạn 2019 – 2020. Với hạt nhân là TP. Thủ Đức, các khu đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều từ phía Đông đổ xuống các địa phận giáp ranh TP.HCM như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một… của Bình Dương.
Là động lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng giao thông của của Bình Dương với đang được nâng cấp và hoàn thiện với dự án mở rộng Quốc lộ 13 tăng cường kết nối Bình Dương – TP.HCM, dự án xây dựng cầu vượt tại ngã 6 An Phú và ngã tư 550 thuộc kết nối trực tiếp với KCN Sóng Thần (Thủ Đức), đầu tư làm đường Mỹ Phước Tân Vạn nối với đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông của toàn vùng trọng điểm kinh tế phía Nam,…
Liên quan tới đầu tư sân bay thứ hai trong vùng Thủ đô Hà Nội, đưa ra quy hoạch như vậy sẽ gây rối loạn thị trường bất động sản. Trước đây, việc kéo trung tâm hành chính lên Ba Vì. Đưa ra làm mọi người kéo lên mua đất trên Ba Vì, khiến rối loạn thị trường, trong khi thời điểm hiện nay đang cần ổn định về mọi mặt, kinh tế.
Sau 9 tháng đầu năm im ắng vì Covid-19, Quý IV/2020 thị trường bất động sản Hà Nội nóng chưa từng có, khi các chủ đầu tư đồng loạt bung ra thị trường hàng loạt dự án mới. Dự kiến, trong 3 tháng cuối năm, Hà Nội sẽ đón nhận nguồn cung 9,800 căn hộ đến từ các chủ đầu tư lớn.
Theo TS. Trần Nguyễn Minh Hải – chuyên gia địa ốc cho biết: có 3 nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản Hà Nội bùng nổ trong 3 tháng cuối năm:
trong 9 tháng đầu năm, thị trường bất động sản gần như đứng hình, các chủ đầu tư e ngại ra hàng vì 2 cơn đại dịch Covid-19 và tháng ngâu. Ngay sau tháng ngâu, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, niềm tin của các nhà đầu tư đã trở lại. Với các điều kiện thuận lợi này, thị trường bất động sản Hà Nội bùng nổ sau 9 tháng bị nén chặt như một chiếc lò xo.