Hầu hết các giao dịch nhà đất trên thị trường hiện này được thực hiện thông qua các môi giới. Với mức chiết khấu, hoa hồng hấp dẫn, thậm chí tiếp cận được cơ hội đầu tư sinh lời cao, nghề môi giới mang lại thu nhập vô cùng tốt cho nhiều người.
Cụ thể, mức phạt này từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng:
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng: Gọi điện thoại quảng cáo khi chưa được đồng ý một cách rõ ràng, đến người đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; gửi tin nhắn đăng ký đến người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo;
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng: Gọi hơn 1 cuộc gọi đến 1 số điện thoại trong vòng 24 giờ hoặc ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ – 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác…
Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng: Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định; gửi bất kỳ tin nhắn quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo;
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng: Gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.
Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị buộc thu hồi số điện thoại đã thực hiện hành vi vi phạm.
Đối với doanh nghiệp viễn thông, Internet, mức phạt tiền cao nhất lên tới 170 triệu đồng nếu không thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tin nhắn, cuộc gọi rác, thư điện tử rác theo yêu cầu; không hỗ trợ người dùng ngăn chặn tình trạng trên…
Noài ra, người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Thông tin, dữ liệu từ hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác.
Không ít môi giới mua nhà, mua xe, kiếm thu nhập rất “khủng” từ việc gia nhập thị trường bất động sản. Tuy nhiên, “miếng bánh” ngon không dành cho tất cả. Rất nhiều môi giới phải rất khó khăn mới bám trụ được với nghề.
Chia sẻ trên một diễn đàn, anh N.P – một nhân viên mới vào nghề môi giới bất động sản diễn tả những áp lực rất lớn khi tiền lương không đủ chạy quảng cáo, đến lúc chốt được khách thì lại bị đồng nghiệp “nẫng tay trên”.
Anh này tâm sự, mức lương được nhận trong 2 tháng đầu thử việc là 5 triệu đồng, tuy nhiên từ tháng thứ 3 trở đi chỉ được hỗ trợ 1 triệu đồng. Do nghe nói mức hoa hồng rất cao, có thể từ từ 40 – 60 triệu đồng/giao dịch nên vẫn cố gắng theo đuổi.
“Sau nửa năm trải nghiệm nghề chuyên viên tư vấn, tôi nhận ra đời không như mơ, công ty tuyển dụng ồ ạt, đào tạo qua loa. Đồng nghiệp thì lợi dụng nhau, có thể giành khách với người mới”, anh Phương tâm sự.
Theo anh N.P, khoản phí quảng cáo cũng gây áp lực với dân môi giới rất nhiều. Bởi khi nhận dự án, môi giới bỏ tiền túi ra chạy quảng cáo. Số tiền này không hề nhỏ, gấp nhiều lần tiền lương được trả.
“Đến lúc vui mừng tìm được khách thiện chí thì bị môi giới khác “cắt máu”. Tất nhiên khách sẽ chọn mức chiết khấu cao hơn rồi”, anh N.P tâm sự.
Thực tế, trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường bất động sản, nhất là ở thời điểm khó khăn, sức mua lại giảm như hiện nay, để có thể “cầm cự”, không ít môi giới bất động sản đã bất chấp mọi thủ đoạn, dùng đủ chiêu “cắt máu” để tranh giành khách hàng.
“Cắt máu” hoa hồng được giới môi giới bất động sản dùng để nói về việc dùng chiêu giảm giá, tự trích phần hoa hồng của mình để trả cho khách khi “chốt” được đơn hàng.
Thực tế, việc các công ty BĐS.. “khủng bố” khách hàng bằng tin nhắn, cuộc gọi rác gây rất nhiều phiền toái, thậm chí có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng. Vì thế, việc tăng mức xử phạt thật nặng để chặn tin nhắn, cuộc gọi rác được tất cả mọi người đồng tình, hưởng ứng.
Nghị định 91 có hiệu lực sẽ giúp ra đời các ứng dụng quảng cáo bán hàng mới, giúp thị trường tạo ra nhiều kênh bán hàng đa dạng, khắc phục nhược điểm vốn có của hình thức quảng cáo bán hàng truyền thống. Với những nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp, những quảng cáo trực tuyến sẽ thực sự hữu ích.
môi giới bất động sản thất nghiệp, ít việc, chuyển sang nghề khác khá nhiều. Covid-19 hoành hành khiến thị trường đóng băng, dự án hạn chế mở bán, hoặc bung ra cũng không mấy tích cực.
Trước đó, ngành môi giới cũng đã trải qua không ít khó khăn khi nguồn cung nhỏ giọt. Hiện tại lại thêm cú sốc từ Covid-19 đã đẩy thị trường vào tình thế khó khăn hơn nhiều lần.
Theo số liệu của HoREA nguồn cung dự án nhà ở giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Số lượng dự án năm 2018 giảm 6,2%; năm 2019 giảm 85,1% so với năm 2017. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, giảm 30,7% so với 06 tháng đầu năm 2017.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (Vnrea) cho rằng, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Đi đôi với tổng cầu giảm, giá dầu giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đảo lộn, làm cho nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nội địa, trong đó có thị trường bất động sản.
Kiên Cương
( Tổng Hợp)
Theo Phụ Nữ Mới