Người có tiền chục tỷ như ông Hải được giới ngân hàng coi như “thượng đế”, sẵn sàng đàm phán riêng với lãi suất cao. Tính đi tính lại, ông không gửi tiền vào ngân hàng mà ra vùng ven các khu đô thị mua nhà
Làm việc bên Anh hơn 10 năm, ông Nguyễn Minh Hải (Ba Đình, Hà Nội) trở về nước với một số vốn kha khá. Về nước, ông Hải tính mở một cái gì đó kinh doanh nhưng sau khi tính kỹ, ông đã quyết định về làm tại một liên doanh nước ngoài ở khu công nghiệp.
Với tư duy “tiền đẻ ra tiền”, ông Hải suy nghĩ phải tìm cách để không bị mất giá. Thời điểm đó, nh đất đầu tư.
Khi ông quyết định xuống tiền mua căn biệt thự ở Long Biên giá hơn chục tỷ, không ít người trong gia đình ngăn cản vì lý do xa trung tâm và nhu cầu nhà ở chưa cần thiết. Nhưng ông Hải vẫn ‘liều’ chốt mua sau khi đi xem thực tế tại dự án. Những năm qua, giá nhà đất Long Biên liên tục tăng giá, riêng khu ông Hải mua nhờ được đầu tư về hạ tầng giao thông, tiện ích nên càng được nhiều người hỏi mua lại, giá lại đội thêm.
Nhà giàu tìm kênh gửi tiền thời dịch bệnh
Theo các chuyên gia, giá nhà đất tại Việt Nam tăng liên tục do thói quen tích trữ tài sản của người dân. Tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam trung bình lên đến gần 50% thu nhập, gấp đôi so với phần lớn quốc gia khác. Trong đó, một tỷ lệ tiết kiệm rất lớn dùng để tích trữ tài sản là bất động sản và chi tiêu cho nhà ở dẫn đến giá nhà ở đây rất cao.“Nếu thời điểm đó tôi không mua thì chẳng bao giờ có khoản tiền lớn như bây giờ. Cũng may mà không gửi tiết kiệm vì lãi suất dù cao vẫn không lại được với tăng giá BĐS”.
Với kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản, ông Nguyễn Văn Thành cho hay, không ít nhà đầu tư đã thu lãi đậm nhờ việc ôm bất động sản ở các khu vùng ven để chờ thời. Ông dẫn chứng, khu vực Long Biên, Đông Anh, Mỹ Đình… trước đây được ít người quan tâm vì cho rằng xa trung tâm nhưng nay giá nhà đất đã tăng chóng mặt, thậm chí những khu “ngon”, giao dịch thứ cấp đặc biệt sôi động.
Giá trong xu hướng tăng
Thời gian qua, nhiều người kỳ vọng vào cơ hội “bắt đáy” thị trường, song thực tế điều này đã không xảy ra. Dữ liệu của từ kênh rao bán BĐS lớn cho thấy, sự sụt giảm về giá chủ yếu ghi nhận ở loại hình bất động sản cho thuê, còn giá bán bất động sản vẫn tương đối ổn định, thậm chí tăng nhẹ khoảng 1-3%.
Theo kinh nghiệm của giới nhà giàu, dù không lãi cao nhưng nhà đất vẫn là phân khúc đầu tư khá an toàn hiện nay, vừa có giá trị đầu tư vừa có giá trị sử dụng, cho thuê và tích trữ tài sản.
Nhà đầu tư quan tâm tới bất động sản
Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau. Nhưng, với những nhà đầu tư bất động sản có kinh nghiệm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Đất đai trong quan niệm nhiều người vẫn là nơi an toàn và gia tăng tài sản lâu dài.Đánh giá về tâm lý của các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng, với giới sẵn tiền không vì thị trường khó khăn mà nhà đầu tư rời bỏ thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cũng đánh giá, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 chỉ là ngắn hạn, còn về lâu dài bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng.
Điều này được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008-2011, những người bắt đáy có tầm nhìn xa và tài chính vững để đầu tư dài hạn đều thu được lợi nhuận lớn. Vì vậy, dù hiện nay dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế, nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư âm thầm mua nhà đất giữ tiền.
Khảo sát của các hãng tư vấn cho thấy, các dự án mới ra mắt trong quý chào giá cao hơn mức trung bình. Một số dự án mở bán trước đại dịch đã phát hành chương trình khuyến mãi sau khi có động thái tăng giá nhẹ, giúp những dự án này có bình ổn mức giá so với quý trước.
Một chuyên gia BĐS nhận xét các quy định “siết” thủ tục pháp lý khiến nguồn cung khan hiếm. Sở dĩ giá bất động sản không ngừng tăng cao là do chi phí đầu vào thời gian qua quá cao, quỹ đất ngày càng khan hiếm, hoặc có mua được giá cũng cao.
Doanh nghiệp cũng tung ra nhiều gói khuyến mại, chính sách bán hàng hấp dẫn để tăng tính thanh khoản. Giá bất động sản khó có thể giảm được, trừ khi có nguồn cung được tung ra thị trường cân bằng với nhu cầu thực tế.
Theo khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, nếu các phân khúc khác có tính biến động mạnh thì bất động sản hạng sang ngay từ thời điểm xuất hiện tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đã vươn lên dẫn dắt thị trường với khả năng giữ ngôi vị lâu dài.
Tỷ lệ hấp thụ của dòng sản phẩm này khá cao nhờ đáp ứng nhu cầu và những tiêu chuẩn khắt khe của giới thượng lưu. Khả năng “miễn dịch” tốt với biến động ngoại cảnh đã đưa dòng sản phẩm này giữ vị trí dẫn đầu về phân khúc sở hữu tỷ lệ thanh khoản tốt, tăng giá mạnh.
TS. Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia nhận định: “Giá bất động sản Hà Nội, TP.HCM tương lai còn đắt hơn cả Singapore vì nhu cầu nhập cư tại các thành phố lớn của Việt Nam ngày càng gia tăng. Áp lực nhập cư khiến bất động sản hạng sang ngày càng có giá cao”. Vì thế, không lạ khi giới sẵn tiều luôn lựa chọn mua nhà nhăm đảm bảo việc gia tăng giá trị của bất động sản trong dài hạn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Ceo tập đoàn kinh doanh nhà đất lớn cho rằng, mua nhà tại thời điểm này, người mua sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, để không mạo hiểm và hạn chế rủi ro, việc chọn lựa cần thật sự thận trọng và kỹ càng. không chỉ riêng thời điểm đang xảy ra dịch bệnh mà ở mọi thời điểm, người mua đều cần ưu tiên những chủ đầu tư uy tín, có đủ nguồn lực cũng như có cam kết về việc triển khai phát triển dự án.
(Theo Vietnamnet)