Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế. Tại sao chính phủ đặt mục tiên 6,5%?
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 và thời gian tới, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu GDP tăng khoảng 6%; CPI bình quân khoảng 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng trưởng khoảng 45-47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%…
“Nhiệm vụ của năm 2021 và thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số… để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Qua đó, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới và hiện thực hóa khát vọng phát triển đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Nhìn về thực tế
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; đào tạo nguồn nhân lực còn bất cập về cơ cấu, số lượng và chất lượng; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực chính thúc đẩy năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao.
Kết quả giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, khoảng cách phát triển giữa các vùng chậm được thu hẹp; việc thực hiện gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch COVID-19 chưa đạt yêu cầu đề ra; cải cách hành chính một số lĩnh vực còn bất cập; sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn khó khăn.
Kỷ luật, kỷ cương trong một số cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm; còn tình trạng thiếu quyết liệt, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều khó khăn, thách thức; tình hình tội phạm trên một số lĩnh vực, địa bàn diễn biến phức tạp; tham nhũng, lãng phí ở một số nơi còn chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai còn những vụ việc phức tạp, kéo dài.
Tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động của đại dịch COVID-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 – 2020 không đạt mục tiêu. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế.
Phát triển văn hoá, xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu có những chuyển biến rõ nét.
Từ những báo cáo
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2019 bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91%; là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt nhiều kết quả. Vốn đầu tư công được tập trung cho những dự án trọng điểm; giải ngân vốn đầu tư công được chỉ đạo quyết liệt; vốn đầu tư từ NSNN thực hiện năm 2020 đạt cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.
Thu NSNN năm 2020 đạt 96% dự toán. Cơ cấu lại NSNN đạt kết quả tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng lên 81,6% (giai đoạn 2011 – 2015 là 68,7%); tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên 27 – 28%, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 62 – 63%. Bội chi NSNN và nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn và giảm so với giai đoạn trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đạt khoảng 33,4%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, xuất siêu 5 năm liên tiếp (năm 2020 ước đạt 19,1 tỷ USD).
Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện và đạt những kết quả tích cực, đã hình thành hệ thống pháp luật khá đầy đủ, toàn diện.
Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
“Tình hình có nhiều thách thức, song Chính phủ quyết tâm điều hành để nâng tăng trưởng GDP thêm 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021” Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương chính thức khai mạc với quy mô toàn quốc ngày hôm nay.